Chế độ là do con người lập ra. Những con người lập ra chế độ đứng về mặt
cấu thành gồm có, lãnh đạo và nhân dân trong một chế độ, xã hội cụ thể.
Lâu nay, trên các diễn đàn và truyền thông thường nhìn vấn đề còn phiếm
diện ở sự độc tài của lãnh đạo, mà không nhìn 2 mặt của vấn đề làm nên
một thể chế độc tài.
Đứng về mặt xã hội học, để có một chế độ độc tài đòi hỏi phải có lãnh
đạo độc tài. Lãnh đạo vì quyền lợi cá nhân để giải quyết bản chất của
con người là tư hữu và quyền lực của họ. Đây chỉ là điều kiện cần cho
một thể chế độc tài.
Nhưng cũng trên cơ sở xã hội học, để có một chế độ độc tài thì cũng có
điều kiện đủ để có một thể chế độc tài. Vì chỉ một nhóm số ít lãnh đạo
không thể tạo ra một thể chế độc tài, muốn làm gì thì làm được, vì sự
tham lam của họ. Điều kiện đủ đòi hỏi cái quan trọng ở số đông là người
dân của xã hội tiếp tay cho sự độc tài của lãnh đạo. Nên nhớ là tiếp tay
chứ không là ủng hộ.
Trên cơ sở đó, nếu số đông người dân quay lưng với những mệnh lệnh đưa
ra từ hiến pháp, luật lệ sai trái thì liệu lãnh đạo có tồn tại để độc
tài không? Nhưng vì sao người dân lại tiếp tay với lãnh đạo mà họ cho là
sai quấy?
Câu hỏi trên làm cho các nhà phân tâm học có câu trả lời là vì, số đông
người dân chưa hiểu hết quyền lực thực sự của mình. Nếu số đông này hiểu
được quyền lực thực sự của mình là từ chối tiếp tay với mệnh lệnh sai
trái và, không thực thi những luật lệ sai trái của lãnh đạo đưa ra, để
hút máu dân phục vụ cho quyền lợi nhóm của lãnh đạo thì tự động nhóm nhỏ
này sẽ rơi vào vực thẳm của cái cách chơi dao của họ, vì đứt tay.
Thế thì, tại sao người dân không hiểu được sức mạnh của mình? Vì họ chưa
giải thoát được cái mà ông tổ của Phật học đưa ra: giải thoát cái sợ.
Khi con người chưa đủ hiểu biết và bị định hướng bỡi quyền lực thứ tư -
truyền thông đại chúng - và bị áp đặt 3 quyền hành pháp, lập pháp và tư
pháp sai quấy để phục vụ cho sự tham lam của nhóm cầm quyền, thì đám
đông sẽ không thoát được tư duy đám đông vô thức và sẽ không thoát được
cái sợ.
Họ sợ vì họ chưa hiểu hết nghĩa cái mà họ cho là của mình. Vợ/chồng của
mình, con cái/cha mẹ của mình, tài sản của mình, cơm no áo ấm của mình,
v.v.... rất nhiều cái của mình. Đó là bản chất tư hữu và quyền lực của
con người. Nhưng họ không hiểu rằng, khi từ giã cõi đời, họ không còn
cái gì là cái của mình. Lúc đó, bản chất tư hữu và quyền lực của con
người cũng không còn tồn tại.
Thế thì tại sao khi còn hiện hữu trên cõi đời này, con người không biết
giành lấy quyền lực thực sự của mình để mưu cầu hạnh phúc đúng nghĩa?
Tất cả mọi vấn đề xoay quanh bản chất của con người: tư hữu và quyền
lực.
Đến khi nào loài người ý thức được, quyền lực của số đông người dân
trong một xã hội không có gì là to tác, mà chỉ cần quay lưng với những
mệnh lệnh sai quấy của lãnh đạo, lúc đó bóng đen của độc tài sẽ tan
biến, mà không cần bạo động, lật đổ chính quyền như những cuộc cách mạng
hoa Nhài gần đây vậy. Điều này thánh Gandhi đã từng làm ở Ấn đối với
người Anh và cuộc cách mạng Nhung mà cố tổng thống Václav Havel đã thực
hiện ở Cộng Hòa Cezch hồi cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990
vậy.
Đám đông vô thức vì tư hữu và quyền lực của một tập thể nhỏ - gia đình
là tế bào của xã hội - vì cái sợ đã quên đi quyền lực lớn thực sự của
mình - quyền lực dân sự. Đây là điều kiện đủ để tạo ra sự lợi dụng của
nhóm nhỏ cầm quyền hữu thức làm nên điều kiện cần là, đưa ra một thể chế
độc tài. Từ đó, thế giới loài người trên trái đất luôn tồn tại những
chế độ độc tài là vậy.
Asia Clinic, 9h30' ngày thứ Sáu, 24/02/2012
No comments:
Post a Comment