Theo Blog BS Hồ Hải
Nên đọc Phần I và phần II trước
Bài viết riêng tặng cho những nhà lý luận, và các bạn Việt Nam thuộc các chuyên ngành xã hội học. Đây là 1 bài viết kết hợp những trường phái triết học khác nhau: Phật học, hiện sinh học, phân tâm học, duy vật luận, nhị nguyên luận, Khổng giáo và duy vật lịch sử để có cái nhìn tổng quan về những gì con người tự đào mồ chôn mình.
Bài viết riêng tặng cho những nhà lý luận, và các bạn Việt Nam thuộc các chuyên ngành xã hội học. Đây là 1 bài viết kết hợp những trường phái triết học khác nhau: Phật học, hiện sinh học, phân tâm học, duy vật luận, nhị nguyên luận, Khổng giáo và duy vật lịch sử để có cái nhìn tổng quan về những gì con người tự đào mồ chôn mình.
Có
khi nào các bạn đặt những câu hỏi: Tại sao ta phải tạo blog cho riêng
mình? Tạo blog để nhằm việc gì? Tạo blog để phục vụ cho ai? và cuối cùng
tạo blog để làm cái gì không? Những câu hỏi trông ra đơn giản thật,
nhưng nó là bản thể luận triết học cho bản thân bạn nói riêng và bản thể
luận triết học của loài người nói chung đấy các bạn ạ. Hay nói cách
khác nó là cái tôi, cái bản ngã
của mỗi cá thể nói riêng và của loài người nói chung. Loài người nói
chung, có những bản thể luận triết học luôn tồn tại 2 loại:
1. Loại bản ngã có thể thay đổi, hay còn gọi là bản thể luận triết học thay đổi.
2. Loại bản ngã cố định, hay còn gọi là bản thể luận triết học cố định.
Nói về bản ngã thay đổi
- Ở một thời điểm nhất định của một đời người bản ngã của cá thể có thể
là công danh, là sự nghiệp hay là cả hai , etc... Tất cả những điều đó
đều thay đổi theo thời gian. Nó có tính hiện tượng mà không là bản chất.
Nó có tính hình thức mà không là nội dung, nó có tính bề nỗi mà không
là cái nằm phía bên trong sâu thẳm của con người. Nó đại diện cho cái
riêng, cái ngẫu nhiên cho từng cá thể trong một giai đoạn nhất thời. Nó
được gọi là bản thể luận triết học thay đổi - hay bản ngã thay đổi.
Nói về bản ngã cố định
- Tất cả các loài sinh vật được tạo hóa sinh ra trên hành tinh xanh
chúng ta đều tồn tại cái bản chất của cái tôi, bản chất của bản ngã hay
còn gọi là bản thể luận triết học cố định. Nó đại diện cho cái chung,
cái hằng định, cái bản chất mà không là hiện tượng, nó là nội dung mà
không là hình thức. Nó hằng định và tất nhiên trong suốt cuộc mưu sinh
và kiếm tìm. Nó là bản ngã - hay còn gọi là bản thể luận triết học cố
định của muôn loài. Cái cây, ngọn cỏ hay động vật ăn thịt etc... đều có
bản năng sinh tồn, và tư hữu Nhưng tùy loài, bản năng sinh tồn và tư hữu
thể hiện khác nhau của thực vật và động vật ở chỗ:
1. Thực vật chủ yếu thực hiện bản ngã cho việc sinh tồn và tư hữu. Cái cây, ngọn cỏ chỉ biết đứng yên, nên tạo hóa cho nó cái rễ để thực hiện bản năng sinh tồn.
Một cây đại thụ không biết gạt bỏ rong, rêu và địa y ra khỏi thân mình,
mà phải biết sống cộng sinh. Cây đại thụ có phần tư hữu mãnh đất mà nó
đang sinh trưởng, thì rong rêu, địa y cũng biết tư hữu trên thân đại
thụ.
2. Động vật, ngoài bản năng sinh tồn và tư hữu, còn có tư duy trí não. Nên bản ngã còn thêm một việc là thực thi cái tôi qua quyền lực. Động vật biết phải tỏ rõ quyền lực với đồng loại và khác loài.
Ở loài người cũng vậy, bản ngã cố định hay bản thể luận triết học cố định của con người luôn tồn tại 3 thuộc tính: bản
năng sinh tồn, tính tư hữu và quyền lực. Quyền lực ấy không chỉ đơn
thuần là quyền thống trị mà có thể chỉ là quyền chứng tỏ mình.
Bản
ngã cố định của con người nó là những thuộc tính hằng định. Ngoại trừ
những người tâm thần hay những người bất thường thì có thể không có 1
trong 3 thuộc tính: sinh tồn, quyền lực và tư hữu. Cái mất đi chung nhất
ở những người tâm thần chỉ là quyền lực. Còn lại 2 thuộc tính sinh tồn
và tư hữu không mất được. Nói dong dài như thề để hiểu rằng bản ngã hay
cái tôi của con người là bản thể luận triết học. Đặc biệt cái tôi chung
của loài người gồm: bản năng sinh tồn, tư hữu và quyền lực luôn có mặt,
không mất đi, mà còn có thể vì nó loài người có thể tạo ra chiến tranh,
chết chóc, etc.... Và nó luôn tồn tại theo thuyết nhị nguyên: tốt-xấu, hay-dở, u mê-sáng dạ, nam-nữ, âm-dương, etc...
Mọi chuyện bắt đầu từ sự tồn tại với thuyết nhị nguyên luận. Tôi không biết ai đặt cho cái tên Lý thuyết tương đối của Albert Einstein,
với cái tên này, lý thuyết của ông không chỉ đúng cho khoa học tự nhiên
mà còn đúng cho cả xã hội học. Không có cái gì tuyệt đối trên cõi đời
này. Ngay cả toán học được cho là khoa học tuyệt đối, nhưng vẩn có số
thực, số ảo, số hữu tỷ và số vô tỷ - toán lý thuyết và toán ứng dụng,
etc... Hay nói cách khác có toán chính xác tuyệt đối và toán tương đối
(như xác suất thống kê chẳng hạn). Và vì thế, lý thuyết thuộc ngành xã
hội học càng mang tính tương đối đúng sai mà khó lòng hằng định hơn
ngành tự nhiên. Vì lý thuyết xã hội dùng cho loài người, một loài mà tư
duy luôn vật đổi sao dời sau mỗi sự vật, hiện tượng xảy ra.
Thế
thì, có sự tồn tại về mặt tốt trong bản chất của loài người, thì cũng
có sự tồn tại mặt xấu về mặt bản chất của 3 thuộc tính: sinh tồn, tư hữu
và quyền lực. Chính nó đã làm loài người đi từ thái cực của sự tốt sang
thái cực của cái xấu, nếu không tường minh. Tất cả những sự tồn tại
về mặt bản chất (tức là bản ngã) trong con người, mà đại diện cái trì
trệ từ cái bản ngã không tường minh đó là mọi nguyên nhân của mọi bất
cập. Mọi sự vật, hiện tượng đi ngược với 3 thuộc tính của bản ngã loài
người đều đưa đến u minh và thất bại.
Vì
bản ngã mà trong mỗi chúng ta, mỗi ngày cứ xả rác một cách vô thức để
hôm nay chúng ta cần giải quyết những sai lầm về biến đổi khí hậu toàn
cầu và cả thế giới đang lúng túng với sự đào mồ chôn mình.
Để chứng tỏ sự tồn tại uyên bác của mình Karl Marx đã tìm ra "giá trị thặng dư" một cách tường minh. Nó đã giúp nhân loại xích lại gần nhau, chủ tớ đối đãi nhau nhân bản hơn. Nhưng cũng để chứng tỏ bản ngã không tường minh của mình, Marx đã chủ trương tiêu diệt các bản ngã của loài người - tiêu diệt thuộc tính tư hữu. Cái mà về mặt triết học, nó là thuộc tính của loài người. Cái tư hữu và cái quyền lực, cái mà đã là thuộc tính, bản chất của nhân loại là cái qui luật. Như vậy Marx đã đi ngược lại qui luật của nhân loại, tức Marx không tường minh, và không nhân bản. Khi ông muốn tiêu diệt tư hữu để xóa bỏ giai cấp là ông đi ngược với 3 qui luật triết học mà bạn ông, Engels cố công góp nhặt. Vì một xã hội không có nhiều giai cấp là xã hội mất đi sự đối lập và mâu thuẫn.
Vì không tường minh, nên Marx đã bắt đầu tư món quà vô giá của bạn mình là Engels trao tặng - duy vật biện chứng - để đặt nền tảng là: Vật chất - Ý thức; nhưng khi đi đến kết luận của nhận thức luận của Marx lại là: chủ nghĩa cộng sản khoa học - một hình thái xã hội mà ở đó loài người sống với nhau không có quyền lực, không có tư hữu. Hay nói cách khác không có sự tồn tại về mặt bản chất - bản thể luận triết học của loài người. Và ở đó Marx tự mâu thuẩn với Marx khi ông cho rằng con người sống với Ý thức - Vật chất, chứ không phải là Vật chất - Ý thức như ban đầu ông đã mượn nó, đặt ra để làm nên bộ phận duy vật lịch sử của ông. Vậy Marx đúng hay sai? Các bạn tự trả lời một cách tường minh về mặt triết học sẽ rõ. Tôi viết ra điều này vì mấy hôm nay các nhà lãnh đạo 2 nước Việt-Trung đang làm một cuộc Trao đổi lý luận mà không làm cuộc Hội thảo Duy vật biện chứng để tìm ra một hình thái xã hội phù hợp cho nước nhà.
Để chứng tỏ sự tồn tại uyên bác của mình Karl Marx đã tìm ra "giá trị thặng dư" một cách tường minh. Nó đã giúp nhân loại xích lại gần nhau, chủ tớ đối đãi nhau nhân bản hơn. Nhưng cũng để chứng tỏ bản ngã không tường minh của mình, Marx đã chủ trương tiêu diệt các bản ngã của loài người - tiêu diệt thuộc tính tư hữu. Cái mà về mặt triết học, nó là thuộc tính của loài người. Cái tư hữu và cái quyền lực, cái mà đã là thuộc tính, bản chất của nhân loại là cái qui luật. Như vậy Marx đã đi ngược lại qui luật của nhân loại, tức Marx không tường minh, và không nhân bản. Khi ông muốn tiêu diệt tư hữu để xóa bỏ giai cấp là ông đi ngược với 3 qui luật triết học mà bạn ông, Engels cố công góp nhặt. Vì một xã hội không có nhiều giai cấp là xã hội mất đi sự đối lập và mâu thuẫn.
Vì không tường minh, nên Marx đã bắt đầu tư món quà vô giá của bạn mình là Engels trao tặng - duy vật biện chứng - để đặt nền tảng là: Vật chất - Ý thức; nhưng khi đi đến kết luận của nhận thức luận của Marx lại là: chủ nghĩa cộng sản khoa học - một hình thái xã hội mà ở đó loài người sống với nhau không có quyền lực, không có tư hữu. Hay nói cách khác không có sự tồn tại về mặt bản chất - bản thể luận triết học của loài người. Và ở đó Marx tự mâu thuẩn với Marx khi ông cho rằng con người sống với Ý thức - Vật chất, chứ không phải là Vật chất - Ý thức như ban đầu ông đã mượn nó, đặt ra để làm nên bộ phận duy vật lịch sử của ông. Vậy Marx đúng hay sai? Các bạn tự trả lời một cách tường minh về mặt triết học sẽ rõ. Tôi viết ra điều này vì mấy hôm nay các nhà lãnh đạo 2 nước Việt-Trung đang làm một cuộc Trao đổi lý luận mà không làm cuộc Hội thảo Duy vật biện chứng để tìm ra một hình thái xã hội phù hợp cho nước nhà.
Để
chứng tỏ quyền lực và tư hữu trong cái bản ngã của các cường quốc, họ
đã làm ra bom đạn đi uy hiếp thế giới còn lại, từ những ý tưởng tốt đẹp
của các nhà khoa học. Để chứng tỏ quyền lực và tư hữu các nhà chính trị
đã dùng ý tưởng tốt đẹp nhưng không tường minh của các tư tưởng gia thế
giới làm khuôn khổ và luật định cho xã hội. Mặc dù ngay cả bất kỳ ai, từ
Khổng Tử với Nho giáo hay Marx với duy vật lịch sử đều phải bị thế hệ ông ruồng bỏ phải sống lang thang, nghèo đói từ nước này sang nước khác.
Để chứng tỏ bản ngã cha gia trưởng với con; chồng gia trưởng với vợ; lãnh đạo "hành dân"; ect... Và các bạn có thể tìm thấy những bất cập về mặt gia đình, xã hội luôn xảy ra bất kỳ nơi đâu trên thế giới này. Sự tường minh về bản ngã con người bao nhiêu thì xã hội sẽ minh bạch và ít bất cập bấy nhiêu và ngược lại. Ở đâu triết học được thấu hiểu là khoa học, ở đó có ít bất cập. Ở đâu mà triết học bị lạm dụng và bóp méo vì mục đích khác, ở đó lắm bất cập và sẽ thất bại. Nó không chỉ lý giải tại sao giáo dục Việt Nam có chuyện không giống ai là dạy chống tham nhũng trong trường phổ thông; hay chuyện đăng báo giật gân với cái tựa Tôi khỏi ung thư nhờ trà xanh, mà nó còn lý giải hầu hết bất cập của xã hội chúng ta ở quá khứ, hiện tại và tương lai trong tất cả các lĩnh vực; nếu không có những nhận thức luận tường minh giải quyết những bất cập về bản ngã của con người, mà lâu nay đã "nhìn nhầm" do copy từ những cái sai của người khác.
Để chứng tỏ bản ngã cha gia trưởng với con; chồng gia trưởng với vợ; lãnh đạo "hành dân"; ect... Và các bạn có thể tìm thấy những bất cập về mặt gia đình, xã hội luôn xảy ra bất kỳ nơi đâu trên thế giới này. Sự tường minh về bản ngã con người bao nhiêu thì xã hội sẽ minh bạch và ít bất cập bấy nhiêu và ngược lại. Ở đâu triết học được thấu hiểu là khoa học, ở đó có ít bất cập. Ở đâu mà triết học bị lạm dụng và bóp méo vì mục đích khác, ở đó lắm bất cập và sẽ thất bại. Nó không chỉ lý giải tại sao giáo dục Việt Nam có chuyện không giống ai là dạy chống tham nhũng trong trường phổ thông; hay chuyện đăng báo giật gân với cái tựa Tôi khỏi ung thư nhờ trà xanh, mà nó còn lý giải hầu hết bất cập của xã hội chúng ta ở quá khứ, hiện tại và tương lai trong tất cả các lĩnh vực; nếu không có những nhận thức luận tường minh giải quyết những bất cập về bản ngã của con người, mà lâu nay đã "nhìn nhầm" do copy từ những cái sai của người khác.
Tóm lại cho bài viết này tôi xin ghi ra hết 3 vế của câu nói minh triết của ngài Tất Đạt Đa: "Duyên khởi (sự vật hiện tượng xảy ra) thì tâm động (bản thể luận của sự vật hiện tượng xuất hiện). Tâm động (bản thể luận xuất hiện) thì nghiệp chướng trùng trùng, điệp điệp (nhận thức luận đưa đến). Tu Phật là tu tâm (để tường minh và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề về nhận thức luận)"
là câu nói mà mỗi con người trên hành tinh xanh phải chiêm nghiệm và
thấu hiểu - Đâu là nhận thức luận để giải quyết bản chất xấu của vấn đề
còn tồn tại - Đâu là nhận thức luận để làm xấu đi một qui luật của muôn
đời. Bài viết này chỉ mong các nhà quản lý đất nước trong mọi lĩnh vực
tường minh về mặt triết học để nhìn thấy tại sao đất nước Việt hơn nữa
thế kỷ nay luôn có bất cập; bất cập không chỉ riêng rẻ một lĩnh vực; mà
bất cập toàn diện.
Mong thấu hiểu,
No comments:
Post a Comment