Đại Ngọc lần đầu vào phủ Vinh quốc
Truyền rằng bà nữ oa đã luyện được ba vạn sáu nghìn năm trăm linh một hòn đá ngũ sắc để vá trời, chỉ còn một hòn chưa dùng bỏ lại dưới chân núi Thanh Ngạnh. Ai cũng biết hòn đá này đã qua nung luyện thì có linh hồn.
Một hôm có một vị hòa thượng chốc đầu và một vị đạo sĩ thọt chân đi qua núi Thanh Ngạnh, nói chuyện vinh hoa phú quý của nhân gian. Hòn đá nghe thấy động lòng trần tục liền nài nỉ họ mang nó xuống nhân gian hưởng thụ một phen. Hai vị tiên liền biến nó thành một viên ngọc cỡ viên ngọc treo quạt, gửi vào kiếp luân hồi thế gian.
Viên ngọc này đầu thai thành một bé trai sinh ở kinh thành, trong phủ Vinh Quốc của nhà họ Giả. Khi sinh ra trong miệng cậu bé đã ngậm một viên ngọc gọt rũa lấp lánh vì vậy lấy tên gọi là Giả Bảo Ngọc. Bảo Ngọc thông minh nhanh nhẹn nên bà nội là Giả mẫu rất sủng ái.
Người con gái duy nhất của Giả mẫu là Giả Mẫn được gả chồng xa cho một vị ở Tô Châu tên là Lâm Như Hải, sinh được một cô con gái thông minh thanh tú là Lâm Đại Ngọc. Mẹ của Đại Ngọc ốm chết, Giả mẫu e cháu ngoại không có người giáo dưỡng liền phái thuyền đến đón Đại Ngọc vào kinh. Gia sư của Đại Ngọc là Giả Vũ Thôn đưa đi cùng. Giả Vũ Thôn đã từng làm quan, nhưng vì đắc tội với cấp trên nên bị cách chức. Lần này lên kinh ông muốn mượn danh tiếng phủ Vinh Quốc để mưu cầu một chút quan chức.
Đại Ngọc từng nghe mẹ nói nhà bà ngoại lắm phép tắc vì thế phải luôn lưu tâm để ý mọi chốn mọi lúc sợ mọi người chê cười. Đến phủ Vinh Quốc, vào trong phòng, Đại Ngọc nhìn thấy hai người đang dìu một vị lão gia tóc bạc như cước ra tiếp đón. Đại Ngọc biết ngay là bà ngoại, toan cúi lạy thì bà liền ôm choàng vào lòng, khóc nức lên gọi cháu thương yêu. Được một lát mọi người mới khuyên giải.
Giả mẫu để Đại Ngọc bái kiến bác dâu cả Hình thị , bác dâu hai Vương thị và chị dâu Lý Hoàn, còn gọi cả ba chị Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân tới. Đại Ngọc và bọn họ từng người một chào hỏi nhận nhau. Mọi người đang chuyện trò bỗng nhiên nghe thấy sân sau có người cười nói :'' Tôi đến muộn quá, không kịp nghênh tiếp khách xa." Đại Ngọc nghĩ bụng :" Ở đây ai nấy đều giữ giọng kiềm hơi, ai mà lại dám vô lễ như thế?" rồi nhìn thấy một đám a hoàn dâu cháu xúm xít quanh một mỹ nhân đẹp như tiên bước vào.
Các chị em bảo cho cô biết :"Đây là chị dâu Liễn." Đại Ngọc nghĩ anh Giả Liễn cưới vợ là Vương Hi Phượng cháu gái của bác dâu hai Vương thị. Chị Phượng cầm tay Đại Ngọc, sau khi dò xét kĩ càng khen ngợi :"Thiên hạ không ngờ lại có cô em đẹp như thế này, coi trông dáng vẻ này đúng là cháu gái ruột của bà rồi." Chỉ thương cô em này của tôi mệnh khổ, cô mẫu tại làm sao lại qua đời cơ chứ." Vừa nói chị vừa dùng khăn tay lau nước mắt. Giả mẫu cười nói :" Bà vừa mới yên thì cháu lại khiến bà khóc." Chị Phượng vội chuyển buồn sang vui nói :" Cháu nhìn thấy em ấy vừa vui mừng vừa thương, tâm trí đều dồn cả vào em ấy, không ngờ lại quên mất bà, đáng đ̀òn, đáng đòn." Sau đó chị Phượng lại vồn vã hỏi thăm cặn kẽ. Lúc đó trà bánh đem lại, chị Phượng tự mình bưng trà bê bánh, chăm sóc vô cùng chu đáo. Đại Ngọc lòng nghĩ :"Chị Liễn này thật là một người tuyệt vời."
Ăn xong trà bánh, Đại Ngọc lại đi bái kiến hai bác trai, bác dâu hai Vương thị dặn dò cô nói :" Cháu dứt khoát không được để ý tới 'tên ác quỉ hiện hình' Bảo Ngọc trong nhà này, chị em trong nhà đều không dám trêu chọc nó."
Ăn xong cơm tối ở chỗ Giả mẫu, Đại Ngọc cùng bà trò chuyện , bỗng nhiên nghe thấy a hoàn đến báo :" Bảo Ngọc về rồi." rồi nhìn thấy một vị công tử trẻ tuổi ăn mặc sang trọng, diện mạo tuấn tú bước vào, cổ đeo một miếng ngọc dùng sợi tơ ngũ sắc buộc lại. Đại Ngọc ăn xong giật mình, nghĩ bụng :" Kỳ lạ, dường như đã gặp rồi ở đâu ấy." Bảo Ngọc hỏi thăm sức khỏe Giả mẫu , xoay người đi ra rồi khi vào đã thay sang trang phục mặc nhà. Giả mẫu cười nói :" Còn chưa gặp khách đã thay quần áo, còn chưa gặp em của cháu." Bảo Ngọc liền vội tới hỏi thăm, nhìn thấy Đại Ngọc mặt mũi như hoa, nhã nhặn yếu mềm thì cười nói :" Cô em này cháu đã gặp rồi." Giả mẫu cười nói :" Lại nói năng linh tinh , làm sao mà cháu đã gặp rồi."
Bảo Ngọc đi đến bên Đại Ngọc ngồi xuống, hỏi :" Em có ngọc hay không?" Đại Ngọc nói :" Ngọc này là thứ hiếm, đâu phải ai cũng có." Bảo Ngọc nghe thấy lập tức nổi điên lên , giật viên ngọc ra ném thật mạnh xuống đất, hét toáng :" Thứ hiếm cái gì, các chị em trong nhà không ai có, bây giờ em gái đẹp như tiên này cũng không có, lại còn nói là linh thiêng nữa." Giả mẫu dỗ dành mãi một hồi, Bảo Ngọc mới lại đeo ngọc lên.
Vào buổi tối, Giả mẫu xếp Đại Ngọc vào nghỉ ngơi tại chỗ của Bích Sa ở buồng trong, lại còn thu xếp cho cô một vú a hoàn. Đại Ngọc khước từ vì đã khiến Bảo Ngọc vứt ngọc, một mình nhỏ lệ thương tâm.
Sáng sớm ngày thứ hai, Đại Ngọc hỏi thăm bà xong đến gặp Vương phu nhân đúng lúc Vương phu nhân và chị Phượng đang bóc phong thư từ Kim Lăng tới. Nguyên do là công tử Tiết Bàn, con trai của bác gái nhà họ Tiết đất Kim Lăng, cậy thế đánh chết người khiến cho cáo kiện. Cậu của Tiết Bàn muốn mợ nhà họ Tiết đón vào kinh thành.
No comments:
Post a Comment