Cách Longbourn một đoạn đường bộ ngắn có một gia
đình đặc biệt thân tình với nhà Bennet cư ngụ . Ngài William Lucas
trước đây buôn bán ở Meryton nơi ông kiếm được một gia tài tàm tạm và
lên đến tước hiệp sĩ bởi sự toàn
tâm toàn ý với nhà vua trong thời gian ông làm thị trưởng. Vinh dự
này có lẽ đã được cảm nhận quá mãnh liệt khiến ông chán ghét công
việc của mình và cả nơi cư ngụ của mình trong một thị trấn buôn bán
nhỏ. Và trong khi từ bỏ cả hai, ông cùng gia quyến chuyển tới một ngôi
nhà cách Meryton khoảng một dặm, đặt tên nó là Lucas Lodge theo thời
đó. Nơi đó ông có thể hài lòng nghĩ về sự quan trọng của mình và do
không bị xiềng xích bởi công việc nên
ông toàn tâm làm bổn phận công dân cho toàn thế giới. Thế nhưng mặc
dù phấn khởi với địa vị của mình
, không vì thế mà nó khiến ông hợm hĩnh, trái lại ông luôn luôn quan
tâm đến mọi người. Vốn bản tính không làm tổn thương ai, thân thiện
và sốt sắng giúp người, sự hiện diện tại Điện thánh James đã khiến
ông thành người lịch duyệt.
Quí bà Lucas là người phúc hậu, không quá thông minh nên là người hàng xóm quí hóa của bà Bennet. Họ có vài đứa con. Con cả là một cô gái trẻ thông minh hiểu biết, khoảng hai bảy tuổi, là người bạn thân thiết của Elizabeth.
Việc các tiểu thư nhà Lucas và nhà Bennet phải gặp nhau để trò chuyện về buổi dạ hội
là tuyệt đối cần thiết. Vào buổi sáng sau ngày họp mặt, các cô nhà
Lucas đến Longbourn để nghe và trò chuyện.
“Cô bắt đầu buổi tối rất ổn, Charlotte ạ,” bà
Bennet với thái độ tự kiềm chế lịch lãm nói với tiểu thư Lucas. “Cô
đã là sự lựa chọn đầu tiên của anh Bingley.”
“Vâng, nhưng dường như anh ta thích sự lựa chọn thứ
hai của mình hơn.’’
“Ồ! Cô có ý nói Jane, tôi đoán thế, bởi vì anh ta
khiêu vũ với nó tới hai lần. Chắc là
dường như có vẻ anh ấy ngưỡng mộ
con bé... sự thực thì tôi cũng tin là anh ta đã... tôi có nghe gì đó về
nó...nhưng tôi không rõ về...gì đó về anh Robinson.”
“Có lẽ bác có ý nói tới chuyện mà cháu nghe
lỏm được giữa anh ta và anh Robinson. Cháu chưa kể cho bác à? Anh
Robinson hỏi anh ta thích buổi gặp mặt của chúng ta ra sao, và dù
không nghĩ là có nhiều cô gái xinh đẹp trong phòng này nhưng anh ta đã
cho ai là người xinh đẹp nhất? Và anh ta đã trả lời ngay lập tức cho
câu hỏi cuối cùng : “Ồ! Cô chị cả nhà Bennet, không còn nghi ngờ gì.
Khỏi phải bàn về chuyện đó.”
“Còn nói gì được nữa! Ồ, điều đó thực sự là
đã được định đoạt...mà dường như có vẻ...nhưng mà có thể tất cả
sẽ chẳng đi đến đâu, cô biết đấy.”
“Những điều nghe lỏm của chị tốt cho dự định hơn
là của em đấy, Eliza ạ,” Charlotte nói. “ Anh Darcy không xứng đáng để lắng
nghe như bạn của anh ta, đúng không?...Eliza đáng thương!...là người duy
nhất phải hứng chịu.”
“Tôi xin cô đừng nhét nó vào đầu Lizzy để khiến
nó bực mình vì cái cách đối xử xấu xa của anh ta. Vì anh ta là
người khó chịu như thế cho nên thật là rất không may cho ai mà được
anh ta thích. Bà Long tối hôm trước nói với tôi rằng anh ta ngồi cạnh
bà ấy suốt nửa giờ mà không hé một lời nào.”
“Mẹ có chắc không đấy, hả mẹ? ...không phải là
có chút nhầm lẫn đấy chứ?” Jane nói. “ Con chắc chắn đã nhìn thấy
anh Darcy nói với bà ấy mà.”
“À...bởi vì bà ấy cuối cùng đã hỏi anh ta thích
Netherfield ra sao nên anh ta không đừng được phải trả lời, nhưng bà ấy
nói anh ta dường như có vẻ rất tức giận trong khi nói.”
“Tiểu thư Bingley bảo con," Jane nói, “ rằng anh ta
rất ít nói trừ phi giữa những người quen thân. Với họ thì anh ta rất
dễ chịu.”
“Mẹ không tin một lời nào, con ạ. Nếu anh ta là
rất dễ chịu , anh ta đáng lẽ phải trò chuyện với bà Long. Nhưng mẹ
có thể đoán vì sao rồi. Mọi người bảo rằng anh ta bị niềm kiêu hãnh
xơi tái mất rồi. Mẹ dám nói rằng anh ta đã nghe phong thanh rằng nhà bà Long không có xe ngựa hòm, mà phải đến dạ hội bằng
xe ngựa thuê không có mui”
“Cháu không để tâm đến chuyện anh ta không trò
chuyện với bà Long,” cô Lucas nói, “ nhưng cháu ước gì anh ta khiêu vũ
với Eliza.”
“Vào lúc khác, Lizzy,” mẹ cô nói, “ mẹ cũng có
lẽ sẽ không khiêu vũ với anh ta, nếu mẹ là con.”
“Con cho là thế, mẹ ạ, con có thể chắc chắn cam
đoan là sẽ không bao giờ nhảy với
anh ta.”
“Niềm kiêu hãnh của anh ta,” cô Lucas nói, “không
làm tổn thương cháu như niềm tự
hào thường phải thế, bởi vì có một lí do để tha thứ cho nó. Người
ta sẽ không thể lấy làm lạ khi một thanh niên tử tế như thế, có gia
đình, tài sản, có mọi thứ như anh ta muốn, thì chắc phải cho mình danh giá
hơn người. Nếu cháu có thể bày tỏ về nó thì là anh ta có quyền để
mà tự hào.”
“Đúng thế,” Elizabeth đáp, “ và em có thể dễ dàng
tha thứ cho niềm kiêu hãnh của anh ta, nếu anh ta không làm mất thể
diện của em.”
“Niềm kiêu hãnh,” Mary, người thường khổ vì sự
thể hiện cứng nhắc của mình, nhận
xét “ em cho rằng đó là một sai lầm rất phổ biến . Từ tất cả những
gì em đã đọc, em nhận thấy là thực sự nó rất phổ biến. Bản chất
của con người là đặc biệt có xu hướng như thế, và có rất ít người
trong chúng ta không ủng hộ sự tự
mãn về việc đã đạt được một số phẩm chất này hay phẩm chất khác, có thực hay là do
đã tưởng tượng ra. Sự hợm mình và niềm kiêu hãnh là những thứ khác
nhau, mặc dù những từ này thường được xếp là đồng nghĩa. Một người
có thể tự hào mà không hợm mình. Niềm kiêu hãnh liên quan nhiều hơn
đến quan niệm của chính chúng ta về mình, còn sự hợm mình liên quan
đến cái chúng ta khiến người khác nghĩ về mình.”
“Nếu em cũng giàu như anh Darcy,” cậu Lucas em,
người cùng đi với các cô chị của cậu,
kêu lên “em cũng không quan tâm em tự hào ra sao. Em chắc sẽ nuôi
một bầy chó săn và uống mỗi ngày một chai rượu vang.”
“Thế thì cậu chắc sẽ uống rất nhiều, hơn cả sức
của cậu có thể,” bà Bennet nói, “và nếu mà tôi thấy cậu vào lúc đó
thì tôi chắc sẽ đích thân tước ngay chai rượu của cậu.”
Cậu con trai phản đối rằng bà không nên làm thế.
Bà tiếp tục khẳng định bà nên thế. Và cuộc tranh luận chỉ chấm dứt
bởi chuyến viếng thăm.
No comments:
Post a Comment