Giáo dục công dân là một
nội dung giảng dạy quan trọng trong các trường học ở Mỹ, nhằm mục tiêu xây dựng
xã hội công dân, trong đó, mỗi một người công dân thực sự làm chủ bản thân và
quốc gia. Sách giáo khoa Giáo dục công dân thường do những học giả biên soạn và
rất phong phú. Do đó, giáo viên tại Mỹ có rất nhiều sự lựa chọn giáo trình phù
hợp. Dưới đây xin giới thiệu về một cuốn sách Giáo dục công dân do một nhóm
giáo sư giáo dục học Trường ĐH Michigan biên soạn.
Phần mở đầu sách Giáo dục công dân trích dẫn câu nói của một triết gia vĩ đại “Hãy hiểu chính bản thân bạn”. Tác giả sách cho rằng nếu muốn làm một công dân tốt, trước hết bạn (You) phải hiểu rõ bản thân mình.Phần này gồm 4 chương.
Chương I bắt đầu bằng câu: “Bạn: một con người”, bàn
về “Một con người lành mạnh”, “Bạn và cá tính của bạn”, “Chung sống với người
khác”... cho tới “Làm một công dân tốt”.
Chương II là “Bạn: một học sinh”, bàn về “Sự khác nhau về năng lực học tập”, “Cải tiến việc học tập của bạn”, “Tỉnh táo suy nghĩ”.
Chương III là “Bạn: một thành viên gia đình”, bàn về “Các gia đình đều khác nhau”, “Các vấn đề của gia đình”, “Làm một thành viên tốt của gia đình”.
Chương IV là chương “Bạn: một công dân”, bàn về “Chính quyền trong cuộc đời của bạn”, “Lý do phải tồn tại chính quyền”.
Chương II là “Bạn: một học sinh”, bàn về “Sự khác nhau về năng lực học tập”, “Cải tiến việc học tập của bạn”, “Tỉnh táo suy nghĩ”.
Chương III là “Bạn: một thành viên gia đình”, bàn về “Các gia đình đều khác nhau”, “Các vấn đề của gia đình”, “Làm một thành viên tốt của gia đình”.
Chương IV là chương “Bạn: một công dân”, bàn về “Chính quyền trong cuộc đời của bạn”, “Lý do phải tồn tại chính quyền”.
Giáo dục công dân mở đầu như vậy là do
ngay câu đầu tiên của sách đã nói cho các em học sinh biết rằng: Nhà nước này
được “xây dựng trên ý tưởng mỗi một cá nhân con người đều quan trọng cả. Chế độ
chính quyền Nhà nước, hệ thống kinh tế, mối quan hệ giữa người với người xây
dựng trên ý tưởng đó”. Với tư cách là một con người, một cá nhân, bạn là một
yếu tố quan trọng (You are important); cho nên trong chế độ này bạn
cần phải được “tự do mua bán và sở hữu, tự quyết định mình làm gì”. Chính quyền
chỉ là cơ quan phục vụ bạn mà thôi. “Khi chính quyền là đầy tớ của bạn thì bạn
được tự do; khi chính quyền trở thành chủ nhân của bạn thì bạn sẽ như kẻ nô lệ,
không còn quan trọng gì nữa”.
Sách còn dạy các em học sinh: Vì “Cá nhân là quan trọng nhất”, nên chính quyền không thể áp đặt ý chí của mình lên các nhà kinh doanh, nhà kinh doanh không thể lừa dối khách hàng, và công đoàn phải đại diện cho lợi ích của mỗi một thành viên công đoàn, vì “Sự tự tôn của mỗi cá nhân là cao nhất”.
Các học sinh biết tự nhận thức bản thân, tôn trọng cá nhân, song đó không có nghĩa là coi cá nhân mình trên hết. Là một cá nhân, không ai hoàn hảo nên tự mỗi người phải nhận thức được và sửa chữa các nhược điểm của mình.
Một công dân tốt thì phải có tính dân chủ. Bàn về dân chủ đưa tới kết luận là chớ nên bắt người khác phải chịu cái gì chính mình không muốn. Bạn không muốn bị thiệt ư? Thế thì bạn chớ có làm người khác bị thiệt.
Do đó các em học sinh phải biết kiềm chế bản thân. “Một công dân tốt là một người giỏi điều chỉnh bản thân mình”, “là một người luôn luôn học hỏi”, “biết suy nghĩ”, dưới tiền đề đó mới là “một người có thể hành động”.
Một công dân tốt là một người trung với đất nước mình. Điều đó nghĩa là bạn phải có thái độ xây dựng chứ không được có thái độ phá hoại: Giả thử chính quyền làm gì sai trái thì bạn phải nghiêm khắc phê bình chính quyền - như thế là bạn mong muốn họ cải tiến công việc; thái độ như vậy của bạn là có tính xây dựng. Giả thử rõ ràng bạn phát hiện thấy Nhà nước đi theo con đường sai lầm mà bạn lại vẫn nói rằng Nhà nước đi đúng đường, đúng lắm - thì đó là thái độ phá hoại.
Với tư cách là một công dân mẫu mực thì “điểm số môn học chỉ có tác dụng rất hữu hạn trong việc đánh giá hoạt động tinh thần”, điểm số cao chỉ đánh giá “thành tích học ở trường” mà thôi, chứ không đánh giá “thành tích cuộc đời của bạn”. “Chỉ số trí tuệ là thứ luôn thay đổi” mà “trí lực là tổ hợp của các năng lực khác nhau”.
Là một công dân mẫu mực thì cần phải nắm được cách “suy nghĩ tỉnh táo”. Tác giả cuốn sách cho rằng biết tỉnh táo suy nghĩ là một trong những phẩm chất cơ bản nhất để làm người công dân tốt. Nếu không biết tỉnh táo suy nghĩ thì dù ban cho bạn quyền dân chủ đi nữa thì bạn vẫn có thể bị người khác chi phối và lợi dụng.
Sách còn dạy các em học sinh: Vì “Cá nhân là quan trọng nhất”, nên chính quyền không thể áp đặt ý chí của mình lên các nhà kinh doanh, nhà kinh doanh không thể lừa dối khách hàng, và công đoàn phải đại diện cho lợi ích của mỗi một thành viên công đoàn, vì “Sự tự tôn của mỗi cá nhân là cao nhất”.
Các học sinh biết tự nhận thức bản thân, tôn trọng cá nhân, song đó không có nghĩa là coi cá nhân mình trên hết. Là một cá nhân, không ai hoàn hảo nên tự mỗi người phải nhận thức được và sửa chữa các nhược điểm của mình.
Một công dân tốt thì phải có tính dân chủ. Bàn về dân chủ đưa tới kết luận là chớ nên bắt người khác phải chịu cái gì chính mình không muốn. Bạn không muốn bị thiệt ư? Thế thì bạn chớ có làm người khác bị thiệt.
Do đó các em học sinh phải biết kiềm chế bản thân. “Một công dân tốt là một người giỏi điều chỉnh bản thân mình”, “là một người luôn luôn học hỏi”, “biết suy nghĩ”, dưới tiền đề đó mới là “một người có thể hành động”.
Một công dân tốt là một người trung với đất nước mình. Điều đó nghĩa là bạn phải có thái độ xây dựng chứ không được có thái độ phá hoại: Giả thử chính quyền làm gì sai trái thì bạn phải nghiêm khắc phê bình chính quyền - như thế là bạn mong muốn họ cải tiến công việc; thái độ như vậy của bạn là có tính xây dựng. Giả thử rõ ràng bạn phát hiện thấy Nhà nước đi theo con đường sai lầm mà bạn lại vẫn nói rằng Nhà nước đi đúng đường, đúng lắm - thì đó là thái độ phá hoại.
Với tư cách là một công dân mẫu mực thì “điểm số môn học chỉ có tác dụng rất hữu hạn trong việc đánh giá hoạt động tinh thần”, điểm số cao chỉ đánh giá “thành tích học ở trường” mà thôi, chứ không đánh giá “thành tích cuộc đời của bạn”. “Chỉ số trí tuệ là thứ luôn thay đổi” mà “trí lực là tổ hợp của các năng lực khác nhau”.
Là một công dân mẫu mực thì cần phải nắm được cách “suy nghĩ tỉnh táo”. Tác giả cuốn sách cho rằng biết tỉnh táo suy nghĩ là một trong những phẩm chất cơ bản nhất để làm người công dân tốt. Nếu không biết tỉnh táo suy nghĩ thì dù ban cho bạn quyền dân chủ đi nữa thì bạn vẫn có thể bị người khác chi phối và lợi dụng.
Vậy như thế nào mới gọi
là tỉnh táo suy nghĩ?
Trước hết, “sự suy nghĩ của bạn phải dựa trên cơ sở sự thật”. Cho nên một tiền đề vô cùng đơn giản là bạn phải có quyền biết toàn bộ sự thật. Một chính quyền phục vụ xã hội công dân thì phải để cho thông tin tin tức được tự do lưu thông, để cho toàn bộ công dân đều nắm được sự thật. Một xã hội không có tiền đề như thế thì rất khó có các công dân đạt tiêu chuẩn.
Sách còn kiến nghị các học sinh không những biết sự thật mà còn phải “không ngừng nhận thức các sự vật phát hiện mới nhất”; sau khi nắm được sự thật, một người tỉnh táo suy nghĩ “cần phải có thể giải quyết được các vấn đề”.
Sách còn vạch ra cho học sinh thấy các chỗ sai lầm, thấy “dòng suy nghĩ không rõ ràng” mà họ rất dễ rơi vào. Trước hết, không thể có “suy nghĩ nguyện vọng” với khuynh hướng lý tưởng hóa; chẳng hạn không thể trong lòng mong muốn thực hiện một xã hội lý tưởng hóa thì nhận định là xã hội đó chắc chắn sẽ thực hiện được.
Cũng nên tránh “tư duy theo tâm trạng”: mỗi người chúng ta đều có cách nhìn một chiều, chúng ta đều có những việc mình thích và không thích, song ta chớ nên để chúng ảnh hưởng tới suy nghĩ tỉnh táo của ta”, nếu không sẽ khó tránh khỏi đi tới chỗ cực đoan. Những cách suy nghĩ cực đoan ấy “đều sẽ gây thiệt hại lớn nhất cho Nhà nước và xã hội”. Các em học sinh không nên vội vã kết luận sự việc. Suy nghĩ phải xuất phát từ sự thực, tức là nói “chớ nên xuất phát từ quan niệm”, chớ nên xuất phát từ chủ nghĩa mình theo đuổi.
Bạn là những người chồng, người vợ, các bậc cha và mẹ trong tương lai: Làm một thành viên gia đình tốt là cơ sở để làm một công dân tốt. Trong xã hội có nhiều loại gia đình khác nhau, gia đình nào cũng có các vấn đề tồn tại của mình, giải quyết các vấn đề trong gia đình là việc rất không dễ dàng mà hạnh phúc thì tùy thuộc vào cách sống của bạn, vào sự quan tâm và tình yêu của bạn đối với các thành viên gia đình.
Trước hết, “sự suy nghĩ của bạn phải dựa trên cơ sở sự thật”. Cho nên một tiền đề vô cùng đơn giản là bạn phải có quyền biết toàn bộ sự thật. Một chính quyền phục vụ xã hội công dân thì phải để cho thông tin tin tức được tự do lưu thông, để cho toàn bộ công dân đều nắm được sự thật. Một xã hội không có tiền đề như thế thì rất khó có các công dân đạt tiêu chuẩn.
Sách còn kiến nghị các học sinh không những biết sự thật mà còn phải “không ngừng nhận thức các sự vật phát hiện mới nhất”; sau khi nắm được sự thật, một người tỉnh táo suy nghĩ “cần phải có thể giải quyết được các vấn đề”.
Sách còn vạch ra cho học sinh thấy các chỗ sai lầm, thấy “dòng suy nghĩ không rõ ràng” mà họ rất dễ rơi vào. Trước hết, không thể có “suy nghĩ nguyện vọng” với khuynh hướng lý tưởng hóa; chẳng hạn không thể trong lòng mong muốn thực hiện một xã hội lý tưởng hóa thì nhận định là xã hội đó chắc chắn sẽ thực hiện được.
Cũng nên tránh “tư duy theo tâm trạng”: mỗi người chúng ta đều có cách nhìn một chiều, chúng ta đều có những việc mình thích và không thích, song ta chớ nên để chúng ảnh hưởng tới suy nghĩ tỉnh táo của ta”, nếu không sẽ khó tránh khỏi đi tới chỗ cực đoan. Những cách suy nghĩ cực đoan ấy “đều sẽ gây thiệt hại lớn nhất cho Nhà nước và xã hội”. Các em học sinh không nên vội vã kết luận sự việc. Suy nghĩ phải xuất phát từ sự thực, tức là nói “chớ nên xuất phát từ quan niệm”, chớ nên xuất phát từ chủ nghĩa mình theo đuổi.
Bạn là những người chồng, người vợ, các bậc cha và mẹ trong tương lai: Làm một thành viên gia đình tốt là cơ sở để làm một công dân tốt. Trong xã hội có nhiều loại gia đình khác nhau, gia đình nào cũng có các vấn đề tồn tại của mình, giải quyết các vấn đề trong gia đình là việc rất không dễ dàng mà hạnh phúc thì tùy thuộc vào cách sống của bạn, vào sự quan tâm và tình yêu của bạn đối với các thành viên gia đình.
Tuy sách Giáo dục công dân không thể giải quyết được những chuyện phức tạp trong cuộc sống mà các trẻ em sau này sẽ phải đối mặt, nhưng nó chuẩn bị tư tưởng cho bạn, bảo cho bạn hiểu rằng “giá trị gia đình” là điều kiện cơ bản của một công dân tốt. Trước khi quan tâm đất nước, xã hội và người khác, cần quan tâm và yêu quý người trong gia đình mình.
Sau cùng cuốn sách mới đưa ra cho các em học sinh khái niệm “tự quản”. Tự quản được xây dựng trên cơ sở mỗi công dân đều có tính dân chủ; cách quản lý bằng quyền lực không phải là sự tự quản dân chủ.
Trong gia đình có vấn đề quản lý gia đình,
trong trường học có vấn đề quản lý trường học. Sách khuyến khích các trẻ em:
Ngay từ nhỏ các bạn đã có thể thử nghiệm, nắm được cách tổ chức các kiểu đoàn
thể quần chúng; trước khi “nhân dân định ra quy chế” thì mỗi cá nhân cần nhận
thức và tự hoàn thiện bản thân, dám gánh chịu trách nhiệm; học được cách chung
sống bình đẳng với người khác.
Sách Giáo dục công dân nói trên dạy cho bạn biết một cách rất cụ thể về dân chủ. Bạn muốn cải tạo xã hội ư? Trước hết hãy bắt đầu bằng cách cải tạo bản thân mình thành một công dân tốt. Và cuối cùng bạn sẽ thấy sự chuẩn bị (thành một công dân tốt) ấy lại làm cho cuộc sống của bạn và của người khác đều trở nên dễ dàng hơn. Điều đó nhất trí với điểm xuất phát ban đầu, đó tức là: Hạnh phúc của cá nhân là điều quan trọng nhất. Bởi vậy bài học đầu tiên của sách giáo dục công dân là nói về “bạn” (You)
Sách Giáo dục công dân nói trên dạy cho bạn biết một cách rất cụ thể về dân chủ. Bạn muốn cải tạo xã hội ư? Trước hết hãy bắt đầu bằng cách cải tạo bản thân mình thành một công dân tốt. Và cuối cùng bạn sẽ thấy sự chuẩn bị (thành một công dân tốt) ấy lại làm cho cuộc sống của bạn và của người khác đều trở nên dễ dàng hơn. Điều đó nhất trí với điểm xuất phát ban đầu, đó tức là: Hạnh phúc của cá nhân là điều quan trọng nhất. Bởi vậy bài học đầu tiên của sách giáo dục công dân là nói về “bạn” (You)
·
Nguyên Hải/ Lược
dịch theo Duzhe 2005.21 - Bài viết đăng trên tạp chí Tia Sáng với
tựa đề "Bạn rất quan trọng"
No comments:
Post a Comment