Chị Phượng lộng quyền tại miếu Mạn Đầu.
Cuối năm năm ấy Lâm Như Hải bệnh nặng, viết thư muốn đưa Đại Ngọc về nhà. Giả mẫu vội phái Giả Liễn đưa Đại Ngọc đi , nhưng dặn dò vẫn phải dẫn cô quay lại.
Vào giữa đêm hôm đó, chị Phượng đang ngủ hoảng hốt nhìn thấy Tần thị từ bên ngoài bước tới, nở nụ cười nói :" Cháu hiện giờ sắp về rồi, nhưng bởi vì với thím là chỗ quen thân, cho nên mới tới thím chào từ biệt. Cháu còn có một tâm nguyện chưa thành, chỉ có bảo thím mới có hiệu quả." Chị Phương nghe xong nói :" Có ý nguyện gì thì cứ phó thác cho tôi là được." Tần thị nói :" Thím là hào kiệt trong đám nữ nên biết rõ đạo lí 'Trăng tròn rồi khuyết, nước đầy sẽ tràn'. Nhà chúng ta đã hiển hách trăm năm nếu có một ngày sướng quá hóa buồn, chỉ sợ ứng với câu tục ngữ này ' Cây đổ bầy khỉ tan'.'' Chị Phượng vội hỏi :'' Có cách nào có thể bảo toàn được không?" Tần thị cười nhạt nói :" Thịnh suy vinh nhục người ta đâu có thể thao túng được. Nhưng nếu khi phú quí có thể mua sắm sản nghiệp thì tương lai suy bại cũng không đến nỗi trắng tay." Tần thị dặn dò chị Phượng mua đất đai ở lân cận mộ tổ tiên, xây dựng trường tư gia , như thế cho dù suy bại thì phủ quan cũng không có cách nào tịch thu, đời con cháu sau này cũng có chỗ học hành làm ruộng. Chị Phượng nhất nhất nghe lời.Tần thị lại nói :" Giả phủ tới đây sắp có việc đại hỉ." Chị Phượng liền vội truy hỏi là chuyện gì, Tần thị nói :" Ý trời không thể tiết lộ."
Chị Phượng vẫn còn muốn hỏi nữa, thì nghe thấy cửa ngoài báo tin có tang vang liền bốn tiếng, bèn giật mình tỉnh giấc. Có Người đến báo tin nói :" Mợ Dung bên phủ Đông không còn nữa." Chị Phượng nghe thấy sợ toát mồ hôi khắp mình, thần người ra một lúc rồi mới xỏ y phục đi gặp Vương phu nhân.
Cửa trước phủ Ninh quốc đèn đuốc sáng trưng , tiếng khóc động trời, họ tộc Giả phủ và thân quyến Tần thị đều đến cả. Giả Kính thờ đạo giáo, cho rằng dâu cháu chầu trời, đối với tang sự không buồn để ý; Vưu Thị lại vướng bệnh cũ, trong Ninh phủ không có người lo liệu tang sự của Tần thị. Bảo Ngọc tiến cử chị Phượng giúp đỡ. Chị Phượng vốn là chỗ quen thân với Tần thị, cũng muốn mượn cớ khoe tài cán của mình nên nhận nắm việc đó.
Chị Phượng rà soát chỗ khiếm khuyết của Ninh phủ, phái người làm lại danh sách người làm, tra cứu trách nhiệm phân công sự vụ lớn nhỏ, đặt ra nền nếp mới, nghiêm ngặt gia tăng thẩm tra. Giả Trân thu xếp cho chị Phượng một gian nhà, chị Phượng hàng ngày trời chưa sáng đã sang phủ Ninh, vào trong phòng mình quản lí sự tình. Từ đó trở đi Ninh phủ trên dưới tất cả đều thận trọng từng li, lại không có hỗn loạn nào, không còn tình trạng trộm cắp. Trong vòng một tháng không kể tang sự bên Ninh phủ, bên phủ Vinh quốc cũng có bao nhiêu sự vụ cần quản lí. Chị Phượng bận đến mức không có một chút thời gian nhàn rỗi, nhưng trong lòng lại vô cùng vừa ý, công việc dự định đều ngăn nắp thứ tự, cả nhà đều khen ngợi chị đảm đang.
Ngày đưa đám, xe kiệu lớn nhỏ đông nghịt có đến ba bốn dặm xa, bao nhiêu vương tôn quí tộc cũng bày rạp truy điệu. Bắc Tĩnh Vương Thủy Dung sau khi chầu xong thay quần áo tang , ngồi kiệu lớn, khua chiêng giương ô tới. Bắc Tĩnh Vương tuổi trẻ tuấn tú, tính cách khiêm nhường, sau khi gặp Giả xá , Giả Chính thì hỏi :" Công tử khi sinh ngậm ngọc là vị nào?" Giả Chính vội gọi Bảo Ngọc tới yết kiến. Về Thủy Dung , Bảo Ngọc đã sớm nghe nói đến , sau khi gặp mặt hai người đều cùng người tài quí kẻ thông minh. Thủy Dung còn đưa cho Bảo Ngọc một tràng hạt thơm của hoàng thượng ban tặng.
Đưa tang đến chùa Thiết hạm, chị Phượng ngờ ở đây không tiện liền dẫn Bảo Ngọc, Tần Chung trú tại miếu Mạn đầu.
Buổi tối, chị Phương về tĩnh phòng nghỉ ngơi, ni cô già Tĩnh Hư thừa dịp không có ai, nói với chị Phượng :" Tôi có một việc thỉnh cầu mợ. Thí chủ giàu có họ Trương mà tôi biết có một cô con gái tên là Kim Kha , hứa gả cho công tử Triệu con nhà Thủ bị phủ Trường an. Nhưng cháu của quan lớn phủ Trường an là nha nội Lý cũng nhìn thấy Kim Kha, cứ muốn gả cho. Nhà họ Trương sợ thế lực của Lý nha nội muốn thoái hôn. Nhà họ Triệu nhất quyết không chịu. Mợ nói nên làm thế nào?" Chị Phượng nói :" Việc này không có khó, nhưng chẳng qua là tôi không thiếu bạc tiêu, lười quản những việc như thế này."
Ni cô già biết bản tính chị Phượng vốn cứng rắn bèn khích chị, nói :" Mợ dĩ nhiên là không hiếm lễ tạ của người ta, chẳng qua là nếu để người khác biết, lại cho rằng thượng phủ không có thủ đoạn gì." Chị Phượng vừa nghe câu này bèn nổi xung lên nói :" Sư cũng biết tôi rồi đấy, trước giờ không tin vào nhân quả báo ứng. Bất kể việc gì tôi nói làm là làm ngay. Sư bảo nhà họ Trương xuất ra ba ngàn lạng bạc, việc này tôi định liệu." Lão ni cô liền vội gật đầu đồng ý.
Sau khi đợi Tĩnh Hư đi khỏi, chị Phượng lặng lẽ gọi tâm phúc là Lai Vượng Nhi tới, nói cho cô ta việc này. Lại Vượng ngầm hiểu ý, mượn danh nghĩa Giả phủ viết một phong thư, đương đêm đi gấp đến phủ Trường an , ép nhà họ Triệu thoái hôn. Ai biết đâu, cô Kim Kha ấy trọng tình lại cương trực, nghe nói thoái hôn liền treo xà tự vẫn. Công tử Triệu nghe tin Kim Kha chết cũng nhảy xuống sông mà chết theo. Hai nhà Trương Triệu, người của cả hai mất không, còn chị Phượng hưởng trắng ba ngàn lạng bạc. Từ đó trở đi, chị Phượng càng ngày càng to gan, có những việc như thế càng táo tợn làm liều.
No comments:
Post a Comment