Đây là ghi chép lại những suy nghĩ của tôi khi đọc những bài
tranh luận về sự hiếu học của người Việt trên diễn đàn báo Vn.net năm 2010.
Chúng ta học để làm gì?
Để hiểu biết,
Để làm việc ,
Để làm người tử tế
Và để chung sống hoà bình.
Dân tộc Việt có thực là dân tộc hiếu học không?
Người Việt từ xưa tới nay, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức chịu khó học mà thôi.Tức là học có ý thức thực dụng theo khái niệm học để đáp ứng nhu cầu xã hội đồng thời tìm kiếm lợi ích vật chất cho bản thân.Vì vậy thời gian học thật sự thường dừng lại sau khi có một học vị nhất định. Sự hiểu biết thường hời hợt. Dễ tự ti mà cũng dễ tự kiêu, hay hoang tưởng, dễ duy ý chí.
Một dân tộc Hiếu học/ham học thật sự phải thể hiện ở :
+ Thời gian học kéo dài suốt đời người.
+ Trong từng cá nhân nhu cầu học cho xã hội ( đáp ứng các nhu cầu đỏi hòi toàn diện của xã hội thông qua đó tìm kiếm lợi ích cho bản thân ) & nhu cầu học cho bản thân (ham muốn tự nhiên, học vì một niềm đam mê muốn tự thân tìm tòi khám phá tự nhiên, xã hội , học để hoàn thiện bản thân) phải được cộng hưởng với nhau và thăng hoa. Hay nói cách đơn giản nhu cầu học vì một niềm đam mê hiểu biết cũng phải được đề cao như việc học có ý thức/có động cơ cụ thể vì một lợi ích nào đó. Có thể thấy rõ rằng sản phẩm của nhu cầu học cho bản thân chỉ có thể có sai sót do nhầm lẫn chứ không có chỗ cho sự lừa dối.
+ Có một nền văn hóa đề cao trân trọng nhu cầu học tự nhiên ̣; đề cao trân trọng việc học vì một nhu cầu muốn khám phá tự nhiên/xã hội sâu hơn của cá nhân chứ không nhất nhất chỉ vì đáp ứng một yêu cầu cụ thể mà xã hội đặt hàng; đề cao trân trọng việc tạo ra sản phẩm/hàng hóa cho xã hội cũng quan trọng không kém việc duy trì ổn định xã hội; đề cao tự do trong học thuật.
Kết quả là xã hội lúc đó mới tạo ra được những nhà tư tưởng thực sự, không dừng ở mức nhà mưu lược, mới tạo ra những con người trí thức thực dám xả thân vì lẽ phải, vì sự thật.
Tầng lớp trung lưu, tầng lớp trí thức đó là chính là tinh hoa của xã hội. Nó là lực lượng quan trọng nhất thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Nhưng thế nào mới đúng là người trí thức. Phải chăng không chỉ có kiến thức, kĩ năng mà còn phải là người giác ngộ (tạm gọi là dám dấn thân vì lẽ phải), có cái nhìn minh triết (tạm gọi là khách quan, công bằng)?
Khổng giáo
Khổng giáo mặc dù có ảnh hưởng rất lớn trong việc hướng con người sống có đạo đức, kỉ cương và chịu khó học ( Ngũ thường hay là 5 điều thường xuyên thực hành của người quân tử : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ; còn phụ nữ thì phải đủ tứ đức : Công , Dung, Ngôn, Hạnh), nhưng nó không giúp cho từng con người có một cách suy nghĩ độc lập, cách mạng để tạo ra những đột phá ( ngược lại nó còn chống lại điều này), thực chất nó chỉ xoay quanh việc bảo vệ quyền lực cai trị- làm sao trị nước một cách êm ả để giữ chính quyền ổn định.
Xét cho cùng theo Khổng giáo, xã hội trong cái vòng kim cô tam cương ( 3 mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội) :
+ Quan hệ Vua - tôi : quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung.
+ Quan hệ Cha -con : phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
+ Quan hệ Vợ - chồng : Phu xướng phụ tòng,
Và người phụ nữ trong xã hội phải tuân theo Tam tòng (Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử )
Thì người dân đã bị tước mất quyền phản kháng khi quan lại - những người nhân danh quân tử - làm việc sai trái không tuân theo ngũ thường. Hình phạt chỉ áp đặt cho thứ dân chứ không có hình phạt cho những người cai trị dân.
Người phụ nữ trong xã hội này còn bị chèn ép tệ hại hơn, họ chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ gia đình và dưới sư giám sát bảo hộ của những người đàn ông.
Và với cách tiếp cận như vậy thì Khổng giáo là một học thuyết phản động.
Nó áp đặt một thứ luật một chiều trái với tự nhiên. Tự nhiên là có lực tác động thì lập tức là đi kèm với phản lực. Nó triệt tiêu đấu tranh của người dân. Nó tẩy não người dân rằng mình không có quyền đấu tranh tự bảo vệ. Đồng thời nó khuyến khích cho kẻ cai trị ảo tưởng rằng mình có quyền trấn áp người dân.
Nó như là mặc nhiên coi người cai trị là người đã đủ phẩm chất của người quân tử. Điều này là sự ngây thơ của Khổng tử và học trò hay là sự có chủ ý nhập nhằng đánh lận con đen của những người mang danh học trò Khổng tử (hay là của những người giả danh Khổng tử và giả danh học trò Khổng tử) ?
Khổng tử ở thời của ông tư tưởng đã có nhiều điểm tiến bộ đi trước thời đại. Ông coi trọng đề cao Giáo dục, coi Nhân cao hơn Lễ. Nhưng ông lại phản đối Pháp trị mà thay bằng Đức trị. Ông coi trọng tôn ti trật tự và thứ bậc thái quá. Những hạn chế này mở đường trao đặc quyền cho tầng lớp cai trị dân, và trong gia đình là những người đàn ông mà lại chỉ yêu cầu họ tự mình tu thân.
Chính vì điều này mà Khổng giáo đã được các vua chúa phong kiến Trung hoa và Việt nam hết sức tận dụng, biến nó thành 'học thuyết chính trị ' theo như cách nói hiện nay, để cai trị người dân một cách hiệu quả.
Cái sự học của những người bị ảnh hưởng toàn diện của Khổng giáo là việc học của họ chỉ dừng lại ở mức đạt được một học vị, kiếm được một chức quan, làm thêm được việc gì đó có ích cho xã hội nữa thì càng tốt, nhưng không dám đi đến cùng để tìm kiếm chân lí , không dám đi đến cùng để bảo vệ chân lí.
Tôn giáo và việc học
Tôn giáo là một sự tồn tại hiển nhiên , tự nhiên như mặt trời hay mặt trăng vậy. Bởi vì đó là nhu cầu bản năng của con người.
Tôn giáo có ích trong việc giúp cho con người sống có đạo đức hơn, có tình thân ái hơn, giúp đỡ nhau hơn. Nó gắn kết con người lại với nhau thành một khối để tự vệ khi mà xã hội còn đầy rẫy những tai ương cạm bẫy, khi mà tự nhiên còn đầy những thiên tai bốn bề.
Tôn giáo cũng giúp con người bớt đi những băn khoăn khi mà tri thức của loài người chưa đủ khả năng để lí giải hết mọi vấn đề ( ở đây không có chuyện đúng hay sai ).
Tôn giáo về khía cạnh nào đó giống như thuốc an thần.
Nhưng tôn giáo cũng xuất phát từ những con người cụ thể bằng xương bằng thịt mà ra. Những giáo lý được viết ra bởi con người nhân danh ai đó.
Cai quản các giáo đường là những con người cụ thể.
Mà con người thì đâu phải là thánh thần, con người là đầy những tội lỗi.
Trong tôn giáo các giáo lí được coi là chân lí. Chân lí thì chỉ có một và là bất di bất dịch. Chúa hay thánh là người sở hữu các chân lí đó. Giáo chủ là người giữ chức vị cao/ hay cao nhất, truyền thụ những chân lí đó hay nói một cách khác là người diễn dịch các chân lí đó theo nhận thức chủ quan của mình cho các giáo dân. Giáo đường là nơi truyền giáo . Môn đồ là những người theo học giáo lí đó. Mở rộng ra thì một nơi nào đó, một nước nào đó cũng có thể là một giáo đường với người dân nơi đó là các môn đồ.
Nhìn vào quá trình phát triển của các tôn giáo ta không khỏi thắc mắc tại sao cùng là thờ chúa mà có nhiều dòng khác nhau thế, với phật giáo hay hồi giáo cũng vậy; rồi cùng dòng đó ở nước này thì thế này ở nước khác thì thế khác; và ở nước này thì phát triển còn ở nước khác thì mai một dần, và theo thời gian tự chúng có rất nhiều điểm khác với trước trong chính quan niệm của những người được coi là lãnh đạo tôn giáo đó . Rõ ràng với các giáo chủ khác nhau, những con người tiếp thu khác nhau trong cái nền văn hóa của riêng họ đã tạo ra sự khác biệt , tạo ra sự thay đổi. Vai trò của con người, của văn hóa là mấu chốt. Nhưng điều gì tác động nhanh mạnh đến con người và văn hóa? Đấy là địa chính trị và giáo dục.
Trong học thuật nếu học thuyết nào đó "bị" coi là chân lí nó sẽ không thể phát triển được. Ai mà dám chối bỏ chân lí? Ai mà dám không tin chúa? Ai mà dám cãi lại giáo chủ? Những môn đồ của nó chỉ có mỗi việc cần có một trí nhớ tốt để học thuộc và tầm chương trích cú khi cần vì chẳng còn gì để mà phát triển nữa. Lại còn chuyện giáo chủ liệu đã đủ 'sáng suốt' để diễn giải đúng các chân lí đó chưa? Và sự việc lại càng tệ hại hơn khi mà những môn đồ ngày càng ngu dốt ( vì những người tài giỏi thì bộ não của họ không chấp nhận những cái gọi là 'chân lí' mà không được kiểm chứng ), trí nhớ kém thì việc hiểu/trích dẫn sai, hiểu/trích dẫn không hết ý của người đi trước lại càng làm cho học thuyết đó chết sớm. Kết cục cái giáo đường ấy cũng đến ngày lụi tàn.
Thực tế, mỗi học thuyết nào đó chỉ là một giả thuyết không hơn không kém , chỉ cho người khác biết về một cách tiếp cận vấn đề cụ thể nào đó. Nôm na như là chỉ hướng xem voi vậy. Học thuyết nào cũng vậy cần phải được kiểm nghiệm thực tế liên tục, nhiều chiều để bổ sung, sửa chữa theo thời gian, làm cho nó ngày càng phong phú hơn, chính́ xác hơn ( đúng ra là càng gần với thực tế hơn, càng gần với qui luật hơn). Vấn đề càng lớn càng rộng thì mức độ kiểm nghiệm càng phải đa dạng liên tục hơn. Học thuyết nào càng giải đáp được nhiều vấn đề của thực tế thì nó càng được coi trọng hơn.
Mỗi học thuyết nào cũng là do những con người cụ thể, với một học vấn nhất đ̣inh, với một chỗ đứng nhất định, trong một hoàn cảnh xã hội nhất đinh và tại một giai đoạn lịch sử nhất đ̣inh làm/nghiên cứu/phát triển/phát minh ra. Mà tri thức của con người thì ngày càng lớn lên, xã hội luôn đổi thay và ngày càng tiến bộ văn minh hơn. Thế thì vì cớ gì mà môn đồ ngày sau của một học thuyết nào đó lại không dám bổ sung / sửa chữa/ bác bỏ nếu nó không khớp với thực tế của ngày hôm nay.
Khi mà người ta lẫn lộn học thuật và chính trị, lẫn lộn học thuyết và tôn giáo thì sẽ không còn nghiên cứu và phát triển, và sự sáng tạo sẽ bị giết chết.
NHL.
December 17, 2010
Chúng ta học để làm gì?
Để hiểu biết,
Để làm việc ,
Để làm người tử tế
Và để chung sống hoà bình.
Dân tộc Việt có thực là dân tộc hiếu học không?
Người Việt từ xưa tới nay, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức chịu khó học mà thôi.Tức là học có ý thức thực dụng theo khái niệm học để đáp ứng nhu cầu xã hội đồng thời tìm kiếm lợi ích vật chất cho bản thân.Vì vậy thời gian học thật sự thường dừng lại sau khi có một học vị nhất định. Sự hiểu biết thường hời hợt. Dễ tự ti mà cũng dễ tự kiêu, hay hoang tưởng, dễ duy ý chí.
Một dân tộc Hiếu học/ham học thật sự phải thể hiện ở :
+ Thời gian học kéo dài suốt đời người.
+ Trong từng cá nhân nhu cầu học cho xã hội ( đáp ứng các nhu cầu đỏi hòi toàn diện của xã hội thông qua đó tìm kiếm lợi ích cho bản thân ) & nhu cầu học cho bản thân (ham muốn tự nhiên, học vì một niềm đam mê muốn tự thân tìm tòi khám phá tự nhiên, xã hội , học để hoàn thiện bản thân) phải được cộng hưởng với nhau và thăng hoa. Hay nói cách đơn giản nhu cầu học vì một niềm đam mê hiểu biết cũng phải được đề cao như việc học có ý thức/có động cơ cụ thể vì một lợi ích nào đó. Có thể thấy rõ rằng sản phẩm của nhu cầu học cho bản thân chỉ có thể có sai sót do nhầm lẫn chứ không có chỗ cho sự lừa dối.
+ Có một nền văn hóa đề cao trân trọng nhu cầu học tự nhiên ̣; đề cao trân trọng việc học vì một nhu cầu muốn khám phá tự nhiên/xã hội sâu hơn của cá nhân chứ không nhất nhất chỉ vì đáp ứng một yêu cầu cụ thể mà xã hội đặt hàng; đề cao trân trọng việc tạo ra sản phẩm/hàng hóa cho xã hội cũng quan trọng không kém việc duy trì ổn định xã hội; đề cao tự do trong học thuật.
Kết quả là xã hội lúc đó mới tạo ra được những nhà tư tưởng thực sự, không dừng ở mức nhà mưu lược, mới tạo ra những con người trí thức thực dám xả thân vì lẽ phải, vì sự thật.
Tầng lớp trung lưu, tầng lớp trí thức đó là chính là tinh hoa của xã hội. Nó là lực lượng quan trọng nhất thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Nhưng thế nào mới đúng là người trí thức. Phải chăng không chỉ có kiến thức, kĩ năng mà còn phải là người giác ngộ (tạm gọi là dám dấn thân vì lẽ phải), có cái nhìn minh triết (tạm gọi là khách quan, công bằng)?
Khổng giáo
Khổng giáo mặc dù có ảnh hưởng rất lớn trong việc hướng con người sống có đạo đức, kỉ cương và chịu khó học ( Ngũ thường hay là 5 điều thường xuyên thực hành của người quân tử : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín ; còn phụ nữ thì phải đủ tứ đức : Công , Dung, Ngôn, Hạnh), nhưng nó không giúp cho từng con người có một cách suy nghĩ độc lập, cách mạng để tạo ra những đột phá ( ngược lại nó còn chống lại điều này), thực chất nó chỉ xoay quanh việc bảo vệ quyền lực cai trị- làm sao trị nước một cách êm ả để giữ chính quyền ổn định.
Xét cho cùng theo Khổng giáo, xã hội trong cái vòng kim cô tam cương ( 3 mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội) :
+ Quan hệ Vua - tôi : quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung.
+ Quan hệ Cha -con : phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu.
+ Quan hệ Vợ - chồng : Phu xướng phụ tòng,
Và người phụ nữ trong xã hội phải tuân theo Tam tòng (Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử )
Thì người dân đã bị tước mất quyền phản kháng khi quan lại - những người nhân danh quân tử - làm việc sai trái không tuân theo ngũ thường. Hình phạt chỉ áp đặt cho thứ dân chứ không có hình phạt cho những người cai trị dân.
Người phụ nữ trong xã hội này còn bị chèn ép tệ hại hơn, họ chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ gia đình và dưới sư giám sát bảo hộ của những người đàn ông.
Và với cách tiếp cận như vậy thì Khổng giáo là một học thuyết phản động.
Nó áp đặt một thứ luật một chiều trái với tự nhiên. Tự nhiên là có lực tác động thì lập tức là đi kèm với phản lực. Nó triệt tiêu đấu tranh của người dân. Nó tẩy não người dân rằng mình không có quyền đấu tranh tự bảo vệ. Đồng thời nó khuyến khích cho kẻ cai trị ảo tưởng rằng mình có quyền trấn áp người dân.
Nó như là mặc nhiên coi người cai trị là người đã đủ phẩm chất của người quân tử. Điều này là sự ngây thơ của Khổng tử và học trò hay là sự có chủ ý nhập nhằng đánh lận con đen của những người mang danh học trò Khổng tử (hay là của những người giả danh Khổng tử và giả danh học trò Khổng tử) ?
Khổng tử ở thời của ông tư tưởng đã có nhiều điểm tiến bộ đi trước thời đại. Ông coi trọng đề cao Giáo dục, coi Nhân cao hơn Lễ. Nhưng ông lại phản đối Pháp trị mà thay bằng Đức trị. Ông coi trọng tôn ti trật tự và thứ bậc thái quá. Những hạn chế này mở đường trao đặc quyền cho tầng lớp cai trị dân, và trong gia đình là những người đàn ông mà lại chỉ yêu cầu họ tự mình tu thân.
Chính vì điều này mà Khổng giáo đã được các vua chúa phong kiến Trung hoa và Việt nam hết sức tận dụng, biến nó thành 'học thuyết chính trị ' theo như cách nói hiện nay, để cai trị người dân một cách hiệu quả.
Cái sự học của những người bị ảnh hưởng toàn diện của Khổng giáo là việc học của họ chỉ dừng lại ở mức đạt được một học vị, kiếm được một chức quan, làm thêm được việc gì đó có ích cho xã hội nữa thì càng tốt, nhưng không dám đi đến cùng để tìm kiếm chân lí , không dám đi đến cùng để bảo vệ chân lí.
Tôn giáo và việc học
Tôn giáo là một sự tồn tại hiển nhiên , tự nhiên như mặt trời hay mặt trăng vậy. Bởi vì đó là nhu cầu bản năng của con người.
Tôn giáo có ích trong việc giúp cho con người sống có đạo đức hơn, có tình thân ái hơn, giúp đỡ nhau hơn. Nó gắn kết con người lại với nhau thành một khối để tự vệ khi mà xã hội còn đầy rẫy những tai ương cạm bẫy, khi mà tự nhiên còn đầy những thiên tai bốn bề.
Tôn giáo cũng giúp con người bớt đi những băn khoăn khi mà tri thức của loài người chưa đủ khả năng để lí giải hết mọi vấn đề ( ở đây không có chuyện đúng hay sai ).
Tôn giáo về khía cạnh nào đó giống như thuốc an thần.
Nhưng tôn giáo cũng xuất phát từ những con người cụ thể bằng xương bằng thịt mà ra. Những giáo lý được viết ra bởi con người nhân danh ai đó.
Cai quản các giáo đường là những con người cụ thể.
Mà con người thì đâu phải là thánh thần, con người là đầy những tội lỗi.
Trong tôn giáo các giáo lí được coi là chân lí. Chân lí thì chỉ có một và là bất di bất dịch. Chúa hay thánh là người sở hữu các chân lí đó. Giáo chủ là người giữ chức vị cao/ hay cao nhất, truyền thụ những chân lí đó hay nói một cách khác là người diễn dịch các chân lí đó theo nhận thức chủ quan của mình cho các giáo dân. Giáo đường là nơi truyền giáo . Môn đồ là những người theo học giáo lí đó. Mở rộng ra thì một nơi nào đó, một nước nào đó cũng có thể là một giáo đường với người dân nơi đó là các môn đồ.
Nhìn vào quá trình phát triển của các tôn giáo ta không khỏi thắc mắc tại sao cùng là thờ chúa mà có nhiều dòng khác nhau thế, với phật giáo hay hồi giáo cũng vậy; rồi cùng dòng đó ở nước này thì thế này ở nước khác thì thế khác; và ở nước này thì phát triển còn ở nước khác thì mai một dần, và theo thời gian tự chúng có rất nhiều điểm khác với trước trong chính quan niệm của những người được coi là lãnh đạo tôn giáo đó . Rõ ràng với các giáo chủ khác nhau, những con người tiếp thu khác nhau trong cái nền văn hóa của riêng họ đã tạo ra sự khác biệt , tạo ra sự thay đổi. Vai trò của con người, của văn hóa là mấu chốt. Nhưng điều gì tác động nhanh mạnh đến con người và văn hóa? Đấy là địa chính trị và giáo dục.
Trong học thuật nếu học thuyết nào đó "bị" coi là chân lí nó sẽ không thể phát triển được. Ai mà dám chối bỏ chân lí? Ai mà dám không tin chúa? Ai mà dám cãi lại giáo chủ? Những môn đồ của nó chỉ có mỗi việc cần có một trí nhớ tốt để học thuộc và tầm chương trích cú khi cần vì chẳng còn gì để mà phát triển nữa. Lại còn chuyện giáo chủ liệu đã đủ 'sáng suốt' để diễn giải đúng các chân lí đó chưa? Và sự việc lại càng tệ hại hơn khi mà những môn đồ ngày càng ngu dốt ( vì những người tài giỏi thì bộ não của họ không chấp nhận những cái gọi là 'chân lí' mà không được kiểm chứng ), trí nhớ kém thì việc hiểu/trích dẫn sai, hiểu/trích dẫn không hết ý của người đi trước lại càng làm cho học thuyết đó chết sớm. Kết cục cái giáo đường ấy cũng đến ngày lụi tàn.
Thực tế, mỗi học thuyết nào đó chỉ là một giả thuyết không hơn không kém , chỉ cho người khác biết về một cách tiếp cận vấn đề cụ thể nào đó. Nôm na như là chỉ hướng xem voi vậy. Học thuyết nào cũng vậy cần phải được kiểm nghiệm thực tế liên tục, nhiều chiều để bổ sung, sửa chữa theo thời gian, làm cho nó ngày càng phong phú hơn, chính́ xác hơn ( đúng ra là càng gần với thực tế hơn, càng gần với qui luật hơn). Vấn đề càng lớn càng rộng thì mức độ kiểm nghiệm càng phải đa dạng liên tục hơn. Học thuyết nào càng giải đáp được nhiều vấn đề của thực tế thì nó càng được coi trọng hơn.
Mỗi học thuyết nào cũng là do những con người cụ thể, với một học vấn nhất đ̣inh, với một chỗ đứng nhất định, trong một hoàn cảnh xã hội nhất đinh và tại một giai đoạn lịch sử nhất đ̣inh làm/nghiên cứu/phát triển/phát minh ra. Mà tri thức của con người thì ngày càng lớn lên, xã hội luôn đổi thay và ngày càng tiến bộ văn minh hơn. Thế thì vì cớ gì mà môn đồ ngày sau của một học thuyết nào đó lại không dám bổ sung / sửa chữa/ bác bỏ nếu nó không khớp với thực tế của ngày hôm nay.
Khi mà người ta lẫn lộn học thuật và chính trị, lẫn lộn học thuyết và tôn giáo thì sẽ không còn nghiên cứu và phát triển, và sự sáng tạo sẽ bị giết chết.
NHL.
December 17, 2010
No comments:
Post a Comment