Sunday, 30 March 2014

Nghèo Là Một Cái Tội

Alan Phan
Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.

Tôi đã nhiều lần rỗng túi, chạy quanh đường phố để suy nghĩ mà không biết ngày mai tiền sẽ từ đâu đến để trả cho cả trăm cái bills (hóa đơn). Tôi cũng đã từng có rất nhiều tiền mà suốt ngày phải họp với các chuyên gia thuế vụ để tìm cách làm “giảm hay hoãn” thuế. Nhìn lại, dù có tiền hay không, hạnh phúc hay đau khổ của tôi trong những hoàn cảnh này đều không liên quan đến tiền. Tuy nhiên, dù khóc hay cười, tôi nghiệm ra một điều là “có tiền” thì vẫn thú vị hơn. Mặt khác, tôi cũng có thể chắc chắn một điều: dù “không tiền”, tôi vẫn chưa bao giờ “nghèo”.
“Nghèo” không đơn thuần chỉ là “không tiền”. Dưới góc nhìn chủ quan của tôi, một con người toàn diện phải hội đủ 6 thành tố: sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội và tài chánh.Một người có nhiều tiền nhưng nghèo sức khỏe vẫn hoang phí tháng ngày. Nghèo kiến thức thì dù là một đại gia vẫn được xếp vào hạng ngu. Cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng tinh thần và tâm linh kém cỏi, yếu đuối thì trước sau gì cũng đi vào khổ lụy. Thêm nữa, dù có một gia đình bền chặt và một kết nối xã hội tốt, bạn vẫn không làm gì được cho ai nếu không có tài chánh.
Nghèo” là người không có gì để “cho”. Dĩ nhiên, ta không thể cho những gì ta không có.
Ngoài những người bất hạnh với tật nguyền bẩm sinh, sứ mệnh của con người theo nhiều tôn giáo, triết thuyết … là để đóng góp một “cái gì đó” cho tha nhân. “Nghèo” hay không có gì để đóng góp có phải là một tội lỗi?
Tôi nhận xét một điều là ở Việt Nam, người dân không thiếu cơ sở hay dữ kiện để truy cập và phát triển về những yếu tố quan trọng như trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội, gia đình hay sức khỏe. Trong khi đó, vì chuyện chính trị là một vùng nhậy cảm cho nhà cầm quyền, nên kiến thức về kinh tế tài chánh lại thiếu hụt, kém chính xác và luôn bị những định hướng chính trị bẻ cong.
Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ giới hạn suy nghĩ của mình về yếu tố tài chánh. Tôi cố gắng phân tích ra những lý do cốt lõi đã gây nên cái nghèo “tiền” cho gần 90% dân số. Dĩ nhiên, tiền không phải là hiện thân của tất cả giá trị con người, nhưng từ ngàn xưa, văn hóa Đông Phương đã hiểu rằng, “dân có giàu, nước mới mạnh”. Giàu phải là một nghĩa vụ quốc gia, mà tôi cho rằng cũng quan trọng không kém nghĩa vụ quân sự hay văn hóa.
1.     Tư duy nghèo
Từ nhỏ và ngay cả khi bắt đầu biết đọc sách, suy nghĩ, tâm trí của tôi chịu ảnh hưởng nhiều từ một văn hóa và môi trường “ghét người giàu, và đồng hóa cái nghèo với trong sạch”. Dù chế độ VNCH cũ được coi như là một tiền đồn của chủ nghĩa tư bản, chánh phủ vẫn giáo dục người dân về các “tội lỗi” của người giàu (không biết có phải vì cạnh tranh để mua lòng dân nghèo với Cộng Sản?).
Từ chánh phủ với chính sách “người cầy có ruộng” hay “xây nhà bình dân” đến trong lớp học, ngoài đời, văn hóa “thanh bần và trọc phú” là những biểu hiện thường trực. Những câu chuyện khổ nạn của Oliver Twist, Les Miserables, Grapes of Wrath…rất phổ biến, tạo một tư duy “nửa xã hội nửa tiểu tư sản”. Nếu sinh ra thời đó, Bill Gates, Warren Buffett…có lẽ là những tên tuổi xấu thay vì được ngưỡng mộ như gần đây.
Descartes nói, “Je pense, donc je suis” (tôi trở thành người tôi nghĩ). Mỹ có thành ngữ,” Tư duy tạo nên hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo cá tính và cá tính tạo định mệnh.” Một tư duy “nghèo” chắc chắn phải đem đến một định mệnh “nghèo”.
Đây là suy tưởng của những người miền Nam đã sống với “tư bản Pháp rồi Mỹ”. Còn những người miền Bắc sống với “xã hội của Mác Lê” thì chắc chắn không được phép tư duy “giàu”. Khi mọi suy nghĩ đều cho rằng “nghèo” hơn “giàu” thì từ cá nhân đến xã hội không thể nào vượt trên tư duy đó.
2.     Kiến thức nghèo:
Trong những người giàu có mà tôi hân hạnh được quen biết, họ đều chia sẻ một cá tính chung “rất chịu khó học hỏi tìm tòi và sẵn sàng chấp nhận những mới lạ thay đổi”. Ngoài các quan chức và đại gia làm giàu nhờ quan hệ dựa trên quyền lực, ngay cả những người giàu từ các chế độ XHCN đều thể hiện tinh thần và phong thái cởi mở nói trên.
Người Do Thái suy nghĩ rất nhiều về tiền bạc, nhưng họ cũng chịu khó bỏ ra một số lượng thời gian khá lớn để học hỏi các phương cách làm giàu, từ gia đình bạn bè hay sách vở kinh giảng. Trong trường đại học của tôi, có nhiều social clubs (câu lạc bộ) cho các sinh viên có chung sở thích từ thể thao, từ thiện, chính trị…đến toán học, kịch nghệ hay tranh luận (debate). Nhiều bạn Do Thái chỉ gia nhập how-to-get-rich clubs (làm giàu).
Người Trung Quốc cũng đam mê giàu có từ bản chất. Họ rất bén nhậy với cơ hội, cần cù, nâng đỡ nhau trong các bang hội…để cùng làm giàu. Họ thực tế, không hoang tưởng và mặc cho sự giáo huấn của đảng cộng sản 70 năm qua, bản sắc làm giàu vẫn tiềm tàng mạnh trong mỗi gia đình và cá nhân.
Làm giàu là một hành trình lâu bền và khổ cực. Kiến thức là phương tiện quan trọng để thâu ngắn chặng đường. Nghèo kiến thức thì nghèo kết quả.
3.     Môi trường nghèo:
Một đặc điểm của tôn giáo Do Thái là việc đề cao sự giàu có vật chất. Trong khi Ki Tô Giáo và Phật Giáo khuyến thị tín đồ phải “ép xác” hay “tránh tham” để tự giải thoát tinh thần và tâm linh khỏi vòng khổ nạn, lãnh tụ các tôn giáo này thường nâng cấp góc cạnh “nghèo” qua các bài giảng. Kết quả là một đa số quần chúng coi giàu là một tội lỗi, người giàu là một địch thủ. Sự thù hận, đố kỵ này được các chính trị gia Mác Lê lợi dụng triệt để để thâu tóm quyền lực, tạo nên một môi trường “của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo”. Dĩ nhiên, đó chỉ là thủ đoạn, họ và các phe nhóm hay con cháu…thì không bao giờ nghèo.
Ngay cả trong những nước tư bản tự do làm giàu, một đứa trẻ sinh ra trong một môi trường nghèo như tại các khu ổ chuột thành phố, hay các vùng quê xa xôi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi con người và hoàn cảnh bao quanh. Trừ một thiểu số có ý chí và tư duy mạnh mẽ, đa số âm thầm chịu đựng rồi đổ thừa cho số mệnh. Câu “cái số mình nó thế” nghe rất quen thuộc ở những môi trường nghèo.
Con người có đặc tính “bầy đàn”. Khi đám đông nghèo thì ta cũng “hạnh phúc” với cái nghèo, biện luận là phải “chia sẻ” với láng giềng. Nhiều người lại còn tự hào về cái hạnh phúc trong nghèo đói của mình.
4.      Nghèo hành động:
Tôi quan sát (hoàn toàn chủ quan, không kiểm chứng được) là những người nghèo thường thích “nói” nhiều. Họ luôn luôn có những kế hoạch thần sầu để trở thành một đại gia “top ten” của quốc gia hay thế giới. Kế hoạch luôn thay đổi vì chưa làm gì thì đã có một ý tưởng mới hay hơn, tốt hơn. Hoặc có làm thì thường bỏ cuộc sau 5 phút vào trận đấu vì thực tế thị trường không tươi đẹp như trên giấy tờ hay các khẩu hiệu.
Nói chung, họ thích nhàn (không muốn nhận là lười biếng) và coi đây là một triết lý sống khôn ngoan. Nếu nhờ chút mánh mun mà kiếm được tiền hay quyền, họ sẽ coi họ là đỉnh cao của xã hội. Nói phét, nổ bậy …trong các bàn tiệc nhậu nhẹt be bét là một thói quen rất dễ nhận ra.
Nhiều người nghèo khác thì lười nhưng thích ra dáng trầm uất, bất cần đời…hay khơi động lòng thương hại của người khác. “Xin-cho”, “ăn mày quá khứ”…là những hành xử phổ thông của các nhóm nghèo này.
5.      Chọn bạn nghèo:
Một châm ngôn thông dụng của Âu Mỹ là “bạn cho tôi biết thu nhập của 5 người thân thiết nhất trong đời bạn, và tôi sẽ tính ra con số thu nhập trung bình của bạn”. Á Đông thì rõ ràng hơn, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Tôi nhớ những ngày còn trẻ, tôi hay la cà cùng bạn bè ở quán cà phê, quán rượu, garage nhà hàng xóm. Chúng tôi miên man mơ mộng và nói về những tương lai khi chúng tôi giúp nhau giàu có để trả hận đời. Một ngày, tôi chợt nhận ra là tất cả bạn này đều nghèo rớt mồng tơi như tôi. Tụ họp ngày ngày với nhau, tôi chắc chắn tương lai duy nhất của chúng tôi là sẽ trở thành những ông già nghèo rớt mồng tơi. Sau khi nhận ra chân lý, tôi dứt khoát rời bỏ đám đông “tình nghĩa” này đề đi tìm cho mình một tương lai khác.
Qua những trải nghiệm và suy nghĩ của mình, tôi đúc kết 5 nguyên nhân cốt lõi trên mà tôi cho rằng đang cột chặt bạn với cái nghèo. Tôi có thể sai, tôi còn nhiều thiếu sót, tôi có nhiều định kiến chủ quan…Có lẽ vậy. Nhưng đây là kết luận của một người đã từng rất nghèo, rất ngu và biết thay đổi kịp thời.

Quốc gia nghèo

Một điều nữa. Khi chia sẻ với nhau, nhiều bạn có gởi tôi những cuốn sách, những bài khảo luận về đề tài “lý do khiến một quốc gia nghèo”. Có những lý thuyết rất cao siêu từ tháp ngà hàn lâm (vì chúng làm tôi ngủ thật ngon sau vài trang), có những khôn ngoan rất dễ hiểu (như các bài viết hay phát ngôn của Warren Buffett). Tuy nhiên, tôi cho rằng 5 lý do khiến một cá nhân nghèo như tôi đã trình bày, cũng rất giống 5 lý do cốt lõi khiến một quốc gia nghèo.
Nói về lý do chọn bạn chẳng hạn. Nhìn qua lịch sử, bạn của anh nhà giàu Hoa Kỳ thường giàu theo như Tây Âu, Nhật, Úc, Singapore…Còn bạn của các anh Liên Xô, Trung Quốc, Cuba…vẫn nghèo rớt mồng tơi (ngôn ngữ Việt phong phú nhỉ).
Văn hóa Á Đông thường chê trách về chuyện “giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Tôi không dám nói về chuyện vợ chồng vì sẽ bị ném đá, ngay tại nhà. Nhưng nếu có những ông bạn suốt ngày cứ ca tụng chuyện nghèo, tôi sẽ không ngần ngại tránh xa. Họ độc hại hơn các hóa chất trong thực phẩm của Trung Quốc. Lỡ ăn nhầm, vẫn có thể vào bệnh viện bơm ruột. Nhưng nếu tư duy nghèo đã ăn vào trí não và xương tủy, thì cả cuộc đời trở thành lãng phí.
Tôi nhớ một câu message (tin nhắn) thú vị, nhiều người thâu vào hộp thư thoại (voice mail box) của họ,” Xin để lại tên và điện thoại của bạn. Tôi đang tìm cách thay đổi đời mình. Nếu tôi không gọi lại bạn, thì bạn nên hiểu bạn là một trong những thay đổi đó”.
Không biết bao giờ các lãnh đạo của Việt Nam mới can đảm nói với “xứ lạ” điều này?
Alan Phan

Friday, 21 March 2014

Trích từ 'Người truyền giáo


2010 / blog Paulo Coelho
Tuần này để kỉ niệm  gần ba năm cuốn sách năm trong Danh sách sách bán chạy nhất của thời báo New York times, bạn thấy đoạn văn hội thoại dưới đây giữa chàng chăn cừu và nhà truyền giáo trên đường đi tới kim tự tháp.

'Tại sao chúng ta phải lắng nghe trái tim mình?' chàng trai hỏi khi họ dựng xong lều trại ngày hôm đó.
'Bởi vì trái tim bạn ở nơi nào thì nơi đó bạn sẽ tìm thấy kho báu của mình.'

'Nhưng trái tim tôi đang rối bời,' chàng trai nói. 'Nó có những ước mơ của nó, nó trở nên đa cảm  và biến thành niềm si mê một người phụ nữ vùng sa mạc. Nó hỏi tôi nhiều điều và làm tôi mất ngủ nhiều đêm khi tôi nghĩ về cô ấy.'

'Đó là điều tốt. Trái tim của bạn đang sống. Hãy cứ lắng nghe điều mà nó nói.'

'Trái tim tôi là một kẻ phản bội,' chàng trai nói với nhà truyền giáo khi họ dừng để cho các con ngựa nghỉ. 'Nó không muốn tôi tiếp tục.'

'Điều đó có lí. Theo bản năng nó sợ rằng trong lúc đeo đuổi ước mơ của mình bạn có thể đánh mất hết mọi thứ mà bạn đã giành được.'

'Thế thì tại sao tôi lại phải lắng nghe trái tim mình?'

'Bởi vì bạn sẽ không bao giờ còn có thể giữ được yên bình nữa. Thậm chí nếu bạn giả vờ không nghe thấy điều nó mách bảo bạn thì nó vẫn cứ sẽ luôn ở đó, trong lòng bạn, nhắc lại với bạn về điều mà bạn đang nghĩ về cuộc sống và về thế giới này.'

'Ngài có ý  nói là tôi nên lắng nghe thậm trí nếu đó là phản nghịch?'

'Sự phản bội là một điều mà bạn không ngờ khi nó đến. Nếu bạn biết rõ trái tim mình, nó sẽ không bao giờ có thể làm điều đó với bạn. Bởi vì bạn biết mơ ước và mong đợi của nó và bạn sẽ biết làm thế nào để đối phó với nó.'

'Trái tim tôi sợ rằng nó sẽ phải chịu khổ đau,' chàng trai nói với nhà truyền giáo vào một đêm khi họ đang nhìn lên bầu trời không trăng.

'Hãy bảo trái tim bạn rằng nỗi sợ khổ đau còn đáng sợ hơn chính bản thân nỗi khổ đau. Và rằng chẳng có trái tim nào mà không từng khổ đau khi nó đi tìm kiếm ước mơ của mình. Bởi vì mỗi một cái hệ lụy của cuộc tìm kiếm là một cuộc đụng độ với chúa trời và với muôn đời.'

'Mỗi một  hệ lụy của cuộc tìm kiếm là một cuộc đụng độ với chúa trời,' chàng trai bảo với trái tim mình.

'Mỗi người trên trái đất đều có một kho báu đang đợi họ,' trái tim của chàng trai nói. ' Chúng tôi, những trái tim của con người, hiếm khi nói về những kho báu này, bởi vì con người không còn muốn đi tìm kiếm nó nữa. Chúng tôi chỉ còn nói về chúng cho trẻ em mà thôi. Sau đó chúng tôi chỉ đơn giản là để cho cuộc sống trôi đi theo hướng của chính nó, theo số phận của chính nó. Nhưng thật bất hạnh chỉ có rất ít người đã đi theo con đường đặt ra cho họ - con đường đi tới số phận của họ và tới hạnh phúc. Hầu hết mọi người nhìn thế giới như là một nơi nguy hiểm và bởi vì họ làm thế cho nên thế giới thực sự hóa ra thành nơi nguy hiểm.

'Vì thế chúng tôi, những trái tim của con người, cần phải nói nhiều hơn và dịu dàng hơn. Chúng tôi không chỉ không bao giờ thôi nói mà còn bắt đầu hi vọng rằng có những từ mà chúng tôi nói sẽ không bao giờ còn phải nghe : chúng tôi không muốn con người đau khổ bởi vì họ không đi theo trái tim của mình.

  Trích 'Nhà truyền giáo'

---------------------------
2010
Celebrating this week ALMOST THREE YEARS in the New York times Bestseller List, you find below parts of the dialogue between the shepherd boy and the Alchemist on the way to the pyramids.

“Why do we have to listen to our hearts?” the boy asked, when they had made camp that day.

“Because, wherever your heart is, that is where you’ll find your treasure.”

“But my heart is agitated,” the boy said. “It has its dreams, it gets emotional, and it’s become passionate over a woman of the desert. It asks things of me, and it keeps me from sleeping many nights, when I’m thinking about her.”

“Well, that’s good. Your heart is alive. Keep listening to what it has to say.”

“My heart is a traitor,” the boy said to the alchemist, when they had paused to rest the horses. “It doesn’t want me to go on.”

“That makes sense. Naturally it’s afraid that, in pursuing your dream, you might lose everything you’ve won.”

“Well, then, why should I listen to my heart?”

“Because you will never again be able to keep it quiet. Even if you pretend not to have heard what it tells you, it will always be there inside you, repeating to you what you’re thinking about life and about the world.”

“You mean I should listen, even if it’s treasonous?”

“Treason is a blow that comes unexpectedly. If you know your heart well, it will never be able to do that to you. Because you’ll know its dreams and wishes, and will know how to deal with them.

“My heart is afraid that it will have to suffer,” the boy told the alchemist one night as they looked up at the moonless sky.

“Tell your heart that the fear of suffering is worse than the suffering itself. And that no heart has ever suffered when it goes in search of its dreams, because every second of the search is a second’s encounter with God and with eternity.”

“Every second of the search is an encounter with God,” the boy told his heart.

“Everyone on earth has a treasure that awaits him,” his heart said. “We, people’s hearts, seldom say much about those treasures, because people no longer want to go in search of them. We speak of them only to children. Later, we simply let life proceed, in its own direction, toward its own fate. But, unfortunately, very few follow the path laid out for them—the path to their destinies, and to happiness. Most people see the world as a threatening place, and, because they do, the world turns out indeed, to be threatening place.

“So, we, their hearts, speak more and more softly. We never stop speaking out, but we begin to hope that our words won’t be heard: we don’t want people to suffer because they don’t follow their hearts.”

From “The Alchemist”

Lạy chúa xin hãy phù hộ.

 Paulo Coelho

Lạy chúa, xin hãy bảo vệ sự nghi ngờ của chúng con bởi vì Sự nghi ngờ là một cách cầu nguyện. Sự nghi ngờ khiến ta trưởng thành bởi vì nó buộc ta dũng cảm nhìn vào nhiều câu trả lời giải đáp cho một câu hỏi. Vậy hãy để cho điều này có thể xảy ra...

Lạy chúa, xin hãy bảo vệ quyết đ̣inh của chúng con bởi vì ra Quyết định là một cách cầu nguyện. Hãy cho chúng con dũng khí, sau khi nghi ngờ, thì có thể chọn con đường này hay khác. CHỌN luôn là chọn còn KHÔNG luôn là không. Một khi chúng ta đã chọn con đường của mình, có lẽ ta không bao giờ nhìn lại cũng như không bao giờ cho phép mình hối hận. Vậy hãy để cho điều này có thể xảy ra...

Lạy chúa, xin hãy bảo vệ hành động của chúng con bởi vì Hành động là một cách để cầu nguyện. Có lẽ bánh mỳ có mỗi ngày là thành quả tốt đẹp nhất mà chúng ta ghi lòng tạc dạ. Có lẽ chúng ta , thông qua công việc và Hành động, cùng san sẻ một chút tình yêu mà chúng ta nhận được. Vậy hãy để cho điều này có thể xảy ra...

 Lạy chúa, xin hãy bảo vệ ước mơ của chúng con bởi vì Ước mơ là một cách để cầu nguyện. Hãy bảo đảm rằng cho dù  ở bất kể tuổ̉i tác hay hoàn cảnh nào thì chúng con cũng có khả năng giữ cho ngọn lửa linh thiêng của niềm hi vọng và sự nhẫn nại bừng sáng trong trái tim mình. Vậy hãy để cho điều này xảy ra.

Lạy chúa,  xin hãy cho chúng con bầu nhiệt huyết bởi vì Nhiệt huyết là một cách cầu nguyện. Đó là thứ ràng buộc chúng con với đất trời, với người lớn trẻ em; đó là thứ cho chúng con biết rằng niềm đam mê của mình là quan trọng và xứng đáng với những nỗ lực hết mức của mình. Một lần nữa Nhiệt huyết khẳng định với chúng ta rằng mọi thứ là có thể vì chúng ta hoàn toàn cam kết những gì chúng ta đang làm. Vậy hãy để cho điều này xảy ra...

Lạy chúa, xin hãy bảo vệ chúng con bởi vì Cuộc sống là cách duy nhất mà chúng ta có để chứng tỏ phép nhiệm màu của Bạn. Có thể là đất vẫn biến hạt thành lúa mì, chúng ta vẫn biến lúa mì thành bánh mì. Và điều này chỉ có thể nếu như chúng ta có Tình yêu; vì thế xin đừng bỏ chúng con lại trong cô đơn. Hãy luôn cho chúng con Người bạn đồng hành của Bạn, và người bạn đường của của đàn ông và đàn bà , những người đã nghi ngờ, đã hành động và ước mơ và cảm thấy đầy nhiệt huyết, và những người sống mỗi ngày như thể nó được hoàn toàn dâng hiến cho sự vẻ vang của Bạn

Amen.


by Paulo Coelho
Lord, protect our doubts, because Doubt is a way of praying. It is Doubt that makes us grow because it forces us to look fearlessly at the many answers that exist to one question. And in order for this to be possible…

Lord, protect our decisions, because making Decisions is a way of praying. Give us the courage, after our doubts, to be able to choose between one road and another. May our YES always be a YES, and NO always be a NO. Once we have chosen our road, may we never look back nor allow our soul to be eaten away by remorse. And in order for this to be possible…

Lord, protect our actions, because Action is way of praying. May our daily bread be the result of the very best that we carry within us. May we, through work and Action, share a little of the love we receive. And in order for this to be possible…

Lord, protect our dreams, because to Dream is a way of praying. Make sure that, regardless of our age or our circumstances, we are capable of keeping alight in our heart the sacred flame of hope and perseverance. And in order for this to be possible…

Lord, give us enthusiasm, because Enthusiasm is way of praying. It is what binds us to the Heavens and to Earth, to grown-ups, and to children; it is what tells us that our desires are important and deserve our best efforts. It is Enthusiasm that reaffirms to us that everything is possible, as long as we are totally committed to what we are doing. And in order for this to be possible…

Lord, protect us, because Life is the only way we have of making manifest Your miracle. May the earth continue to transform seeds into wheat, may we continue to transmute wheat into bread. And this is only possible if we have Love; therefore, do not leave us in solitude. Always give us Your company, and the company of men and women who have doubts, who act and dream and feel enthusiasm, and who live each day as if it were totally dedicated to Your glory.

Amen.

Tôi ngồi khóc bên sông Piedra.



Người ta không yêu chỉ cốt để làm điều tốt hay giúp đỡ ai đó, hay bảo vệ ai đó . Nếu chúng ta xử xự kiểu đó là chúng ta đang coi họ  chỉ như một đồ vật và tự xem mình là kẻ khôn ngoan và độ lượng.
Điều này chẳng liên quan gì đến tình yêu. Yêu là phải giao tiếp với người mình yêu và khám phá  những đốm lửa của Chúa ẩn trong đó.

Bạn phải chấp nhận rủi ro. Chúng ta chỉ có thể hiểu được đầy đủ phép màu của cuộc đời khi chúng ta cho phép điều bất ngờ xảy ra..

Ngày lại ngày, Chúa mang cho chúng ta ánh sáng mặt trời - cũng chính là lúc chúng ta có khả năng thay đổi mọi thứ đã làm chúng ta không vui. Ngày lại ngày , chúng ta cố gắng giả vờ rằng đã không nhận ra cái khoảnh khắc, mà nó không tồn tại, đó là ngày hôm nay cũng giống hệt như ngày hôm qua và cũng sẽ giống hệt như ngày mai. Nhưng nếu mọi người thật sự để ý đến cuộc sống hàng ngày của mình thì họ sẽ khám phá ra cái khoảnh khắc diệu kì. Nó có thể đến ngay lập tức khi ta làm việc gì đó quá đỗi bình thường  như khi ta tra khóa vào ổ khóa  cửa trước nhà; nó có thể nằm ẩn yên tĩnh sau bữa trưa hay trong một nghìn lẻ một những điều mà dường như đối với ta tất cả đều là giống nhau. Nhưng có một khoảnh khắc mà nó tồn tại - một khoảnh khắc khi mà năng lượng của tất cả các ngôi sao  trở thành một phần của ta và khiến ta thực hiện  phép nhiệm màu.

Niềm vui đôi khi là sự cầu may nhưng thường thì nó là sự chinh phục. Khoảnh khắc diệu kì giúp ta thay đổi và đưa ta đi tìm kiếm giấc mơ của mình. Đúng, ta sẽ đau khổ, ta sẽ gặp khó khăn và ta sẽ trải qua nhiều thất vọng , nhưng tất cả những điều này chỉ là tạm thời không để lại dấu vết  dài lâu. Rồi một ngày ta ngoảnh đầu nhìn lại chặng đường mà ta chọn với niềm tự hào và niềm tin.

Tôi đáng lẽ đã có thể . Cụm từ này có nghĩa là gì? Tại bất cứ khoảnh khắc nào trong cuộc đời ta, có những điều chắc chắn đáng lẽ phải xảy ra nhưng đã không xảy ra. Những khoảnh khắc diệu kì trôi đi mà không được nhận biết, rồi bỗng đột nhiên bàn tay của số phận thay đổi mọi thứ.

Nhưng tình yêu giống như con đập nước: nếu bạn cho phép tồn tại một vết nứt nhỏ tí xuyên qua, để nước rỉ thấm qua đó, thì nước thấm đó sẽ nhanh chóng phá hỏng toàn bộ cấu trúc con đập và chẳng bao lâu không ai có thể kiểm soát nổi sức mạnh của dòng nước.

Tình yêu là cái bẫy. Khi nó xuất hiện chúng ta chỉ thấy ánh sáng của nó mà không thấy bóng đen của nó.

Tôi sẽ đấu tranh cho tình yêu của bạn. Có những điều trong cuộc đời xứng đáng để tranh đấu đến cùng. Bạn xứng đáng với điều đó.

Trích từ ''Tôi ngồi khóc bên sông Piedra''

-------------------------------
By the river Piedra I sat down and wept

One doesn’t love in order to do what is good or to help or to protect someone. If we act that way, we are perceiving the other as a simple object, and we seeing ourselves as wise and generous persons. This has nothing to do with love. To love is to be in communion with the other and to discover in that other the spark of God.

You have to take risks. We will only understand the miracle of life fully when we allow the unexpected to happen.

Every day, God gives us the sun – and also one moment in which we have the ability to change everything that makes us unhappy. Every day, we try to pretend that we haven’t perceived the moment, that it doesn’t exist – that today is the same as yesterday and will be the same as tomorrow. But if people really pay attention in their everyday lives, they will discover that magic moment. It may arrive in the instant when we are doing something mundane, like putting our front-door key in the lock; it may lie hidden in the quiet that follows the lunch hour or in the thousand and one things that all seems the same to us. But that moment exists – a moment when all the power of the stars becomes a part of us and enables us to perform miracles.

Joy is sometimes a blessing, but it is often a conquest. Our magic moment help us to change and sends us off in search of our dreams. Yes, we are going to suffer, we will have difficult times, and we will experience many disappointments – but all of this is transitory it leaves no permanent mark. And one day we will look back with pride and faith at the journey we have taken.

I could have. What does this phrase mean? At any given moment in our lives, there are certain things that could have happened but didn’t. The magic moments go unrecognized, and then suddenly, the hand of destiny changes everything.

But love is much like a dam: if you allow a tiny crack to form through which only a trickle of water can pass, that trickle will quickly bring down the whole structure, and soon no one will be able to control the force of the current.

Love is a trap. When it appears, we see only its light, not its shadows.

I’m going to fight for your love. There are some things in life that are worth fighting for to the end. You are worth it.

quotes from “By the river Piedra I sat down and wept”

Thơ của Rumi

 Rumi

Bạn uống một cốc nước trong cơn khát thì bạn sẽ nhìn thấy Chúa ở trong đó. Những người không yêu Chúa sẽ chỉ nhìn thấy khuôn mặt mình trong đó.

Suốt cả ngày tôi nghĩ về điều đó rồi đến đêm tôi mới nói ra. Tôi không biết tôi từ đâu đến và tôi là ai mà để mà làm điều đó? Linh hồn của tôi đến từ một nơi khác, tôi chắc chắn về điều đó, và tôi cũng định kết thúc ở nơi đó.

Nhiệm vụ của bạn không phải là tìm kiếm tình yêu mà chỉ đơn thuần là tìm tòi và phát hiện ra tất cả những rào cản của chính bản thân mà bạn đã dựng nên để chống lại nó.

Im lặng là đại dương. Lời nói là dòng sông. Im lặng là ngôn ngữ của Chúa còn tất cả những cái khác chỉ là bản dịch không hoàn hảo.

Bên ngoài tất cả những ý kiến đúng sai còn có một nơi. Tôi sẽ gặp bạn ở đó.

Làn gió sớm mai sẽ  nói cho bạn biết những điều bí mật. Đừng  ngủ. Bạn phải hỏi hết những gì bạn thực muốn. Đừng ngủ. Mọi người ngược xuôi qua lại chiếc cửa nơi tiếp giáp của hai thế giới. Cánh cửa xoay và mở. Đừng ngủ.

''Khi tôi cùng bạn, chúng ta thức cả đêm.
Khi bạn không ở đây, tôi cũng không thể ngủ.
Ngợi ca Chúa vì hai kẻ mất ngủ
Và sự khác biệt của họ.''

Hãy để vẻ đẹp của những gì bạn yêu quí là những điều mà bạn làm.

Rumi   (30/9/1207-17/12/1273) là nhà thơ hồi giáo kiêm luật gia và thần học của Ba tư ở thế kỉ 13
---------------------------------------
 Rumi
If in thirst you drink water from a cup, you see God in it. Those who are not in love with God will see only their own faces in it

All day I think about it, then at night I say it. Where did I come from, and what am I supposed to be doing? I have no idea. My soul is from elsewhere, I’m sure of that, and I intend to end up there.

Your task is not to seek for love, but merely to seek and find all the barriers within yourself that you have built against it.

Silence is an ocean. Speech is a river. Silence is the language of God, all else is poor translation.

Out beyond ideas of wrongdoing and rightdoing , there is a field. I will meet you there.

The breeze at dawn has secrets to tell you; Don’t go back to sleep. You must ask for what you really want; Don’t go back to sleep. People are going back and forth across the door still where the two worlds touch. The door is round and open. Don’t go back to sleep.

“When I am with you, we stay up all night.
When you’re not here, I can’t go to sleep.
Praise God for those two insomniacs!
And the difference between them.”

Let the beauty of what you love be what you do.

Jalāl ad-Dīn Muḥammad Balkh, or Rumi (30 September 1207 – 17 December 1273), was a 13th-century Persian muslim poet, jurist, theologian, and Sufi mystic.

Trích thư mẹ gửi con gái, phần 4

 ** Trích lược từ các quyển sách của các tác giả Shautunti Feldhahn, Steve Harvey, George Weinberg, Allan&Barbara Pease và tham khảo bản dịch tiếng Việt của các quyển sách trên của Đỗ Giang,Lê Huy Lâm, Việt hà, Vương Long, Việt Thư.



36/ Chỉ số hấp dẫn:

Mỗi người ai cũng có chỉ số hấp dẫn riêng của mình. Thước đo độ hấp dẫn được xếp hạng từ 0-10. Tất cả chúng ta đều vô thức dùng thước đo này để đánh giá sự hấp dẫn ở những người mà chúng ta nhìn thấy hay gặp gỡ. Việc đánh giá ấy dựa trên những phẩm chất mà chúng ta muốn ở người bạn đời tìềm năng của mình.
            Khi tìm kiếm mối quan hệ lâu dài mỗi chúng ta sẽ có cơ hội cao nhất nếu làm quen người có cùng chỉ số hấp dẫn. Người ta có thể mơ tường dến những thần tượng nhưng cuối cùng cũng quay về kết đôi với người nào giống mình mà thôi.

37/ Làm thế nào để tìm được người bạn đời lí tưởng?
 
Đó là trò chơi số lượng. bạn không nên ngồi một chỗ chờ đợi người đến làm quen mà chủ động hơn gặp gỡ với cáng nhiều người càng tốt.
 Bạn sẽ khó tìm ra người trong mộng của mình ở quá bar hay vũ trường vì đó là nơi tìm kiếm cuộc tình một đêm. 
Nhưng bạn hãy học môn gì bạn thích, tham gia vào câu lạc bộ...bạn sẽ học thêm được nhiều kĩ năng mới đồng thời gặp gỡ nhiều người mới. Vì họ có sở thích giống bạn , bạn dễ gặp người đồng cảm hơn, ngoài ra theo hướng này có nhiều khả năng họ sẽ có niềm tin và giá trị sống như bạn. Nhưng đừng bao giờ tham gia vào câu lạc bộ chỉ là để tìm người yêu, cũng đừng tự hạn chế mình.

38/ Hãy kiểm soát đời sống tình yêu của mình và đừng để cho các cuộc tình xảy ra ngẫu nhiên nữa.

            Hãy viết ra giấy những nét tính cách lẫn phẩm chất của người bạn đời lí tưởng của bạn. Bạn đừng hạ thấp tiêu chuẩn, nhưng cũng phải thực tế một chút. 
           Một trong các lí do khiến tình yêu xuất hiện trong quá trình tiến hóa là vì nó giúp chúng ta chỉ rung động trước những người có cùng sự thu hút ,trí thông minh, địa vị, chỉ số hấp dẫn, đồng thời không theo đuổi các đối tượng không phù hợp.

           Chúng tôi chắc chắn những gì bạn viết ra ngay lập tức sẽ xuất hiện xung quanh bạn đồng thời bị thu hút về phía bạn. điều này chưa bao giờ sai.
           Phương pháp lập danh sách giúp bạn tiết kiệm được thời gian đồng thời tránh vỡ mộng bởi vì bạn đã biết chính xác mẫu người mà bạn đang tìm kiếm. 

            Trong trường hợp ai đó đến với bạn nhưng không phù hợp với tiêu chuẩn của bạn thì bạn sẽ không phí thời gian hay hi vọng họ sẽ thay đổi. Bạn có thể dành thời gian để tìm hiểu thêm một người nếu họ đáp ứng được 70% tiêu chuẩn của bạn và bạn cảm thấy mình có thể chấp nhận được những gì mà họ không đáp ứng được. Nhưng nếu thấp hơn nhiều thì hãy quên họ đi.

39/ Hãy luôn nhớ rằng không phải mối quan hệ tình cảm nào cũng có thể kéo dài mãi mãi, đa số chúng sẽ chỉ mang lại niềm vui ( nỗi buồn?) và là một bước đệm để bạn rút kinh nghiệm đạt được những điều tốt đẹp hơn. Vì vậy bạn hãy xem mỗi cuộc hẹn hò là một mối quan hệ ngắn hạn.

40/ Đa số chúng ta là không hoàn hảo, vậy người bạn tình lí tưởng của chúng ta cũng có những khuyết điểm nhất định. 

Đó là lí do về lâu dài chúng ta thường gắn bó với người có cùng chỉ số hấp dẫn. 
Thực tế là các khiếm khuyết của con ngưòi khiến chúng ta ‘thật hơn và người hơn’ . Sau giai đoạn nồng cháy ban đầu vợ/chống bạn thậm chí còn yêu bạn hơn vì những khuyết điểm của bạn. đó là cách mà tình yên bền vững hình thành. Bởi thế nếu một người luôn chê bai hay bới móc các thiếu sót của bạn thì có nghĩa họ chưa bao giờ bị bạn cuốn hút vá chắc chắn không phải là nửa kia của bạn.

41/ Thông thường khả năng tạo đuợc phản ứng hóa học ở người bạn đời chính là yếu tố duy trì ngọn lửa yêu đương trong mối quan hệ lấu dài.

Có 2 loại phản ứng hóa học ; tự nhiên và chịu sự tác động. 
Cảm xúc tự nhiên nảy sinh khi các yếú tố bản năng bị kích hoạt, cảm xúc kia thì xuất hiện khi 2 người yêu nhau liên tục tạo ra môi trường thuận lợi để cảm xúc được bồi đắp.

42/ Nguyên tắc 9%

Người ta phát hiên ra rằng chúng ta thường đưa ra quyết định người trong mộng của mình ngay sau khi chỉ vừa mới xét được 9 đối tượng trong số 100 ngưới.
            Nghĩa là nếu ở buồi tiệc có 100 người phù hợp với bạn thì bạn chì cần đánh giá ngẫu nhiên 9 người bạn thấy đầu tiên cũng là đủ để đi đến quyết định.  

           Trường hợp số đối tượng ít hơn 9%thì bạn không có đủ thông tin để có sự lựa chọn đúng đắn. Nếu số lượng chọn lớn hơn bạn sẽ dễ bỏ qua người yêu lí tưởng. 

            Điều đó có nghĩa là, nếu bạn không có nhiều thời gian thì đừng tìm kiếm loanh quanh nữa bởi vỉ bạn có thể sẽ hết cơ hội hoặc không phát hiện ra người bạn đời tốt nhất cho mình, thay vào đó hãy lựa chọn đối tượng phù hợp nhất trong số 9%.

43/ Đừng ảo tưỏng khi tin rằng tình yêu chân thành chỉ đến khi bạn nghe theo sự mách bảo của trái tim.

        Hãy viết ra những điều tối thiểu mà bạn mong đợi ở người bạn đời của bạn, rồi bám sát theo danh sách ấy.

 Đừng quyết định gắn bó với ai đấy quá sớm, cũng đừng chấp nhận ngưòi kém hơn, cũng không nên để mình trở thành sự lựa chọn thay thế ( sơ cua) của người khác. Nếu ai đó có thể mang dến niềm vui lẫn cuộc sống thoải mái cho bạn, bạn hãy vun vén cho mối quan hệ đó.

 Nhưng nếu họ không làm được như vậy nhưng bạn vẫn có tình cảm với họ ( yêu 1 chiều) thì hãy cư xử bình thường cho đến khi bạn không còn lưu luyến nữa. đừng gắn bó với một người chì vì bạn đang chờ tình yêu đích thực của mình xuất hiện, điều đó sẽ đem đến nhiều đau khổ hơn niềm vui.

44/ Những điều phụ nữ thường làm để tăng chỉ số hấp dẫn:

1-tân trang nhan sắc để phô bầy sự trẻ trung khỏe mạnh..
2-thể hiện sự chung thủy ( không kể về người yêu cũ, không bỡn cợt với đàn ông, không quan hệ tình dục với họ)
3-Có thái độ chừng mực: Tỏ ra rụt rè e lệ, nó chứng tỏ gián tiếp cho sự chung thủy, cho thấy cô gái đó khó làm quen, sẽ không dễ dãi với đàn ông khác.
4-tránh ăn mặc hở hang: càng để lộ nhiều da thịt đàn ông càng đánh giá thấp họ trong tư cách người yêu lâu dài.

** các cô gái tỏ ra khờ khạo yếu đuối cũng chỉ thu hút những anh chàng muốn tình một đêm. Bởi vì các cô gái đó dễ dàng nghe theo sự quyến rũ.

45/ Khi nào đàn ông muốn lập gia đình:
 Theo thuật ngữ sinh học đơn giản, đàn ông TK 21 sẽ trở thành người chồng lí tường khi nồng độ testosterone trongcơ thể họ bắt đầu suy giảm. Đó là lúc họ khoảng 27 tuổi. 
Từ tuổi 27 trở đi đa số đàn ông sẽ trở nên cẩn trọng hơn cũng như lãnh đạm hơn vì ở độ tuổi này sự tương quan giữa hormone nam và nữ đã bắt đầu đảo chiều, họ trở nên quan tâm hơn đến các mối quan hệ lâu dài

** Trong giai đoạn lãng mạn và nồng cháy của mối quan hệ, do hàm lượng hormone tăng nên anh ta thường có các hành động xốc nổi cuồng nhiệt trong nững lần tiếp xúc với bạn tình để thu hút sự chú ý của mọi ngưòi. Tuy nhiên ngay sau khi được quan hệ tình dục với cô ta thì anh ta không còn muốn nán lại lâu trên giường đề âu yếm cô ta nữa. Theo nghiên cứu ờ các nước phưong tây, điều này thường xảy ra sau 5 lần quan hệ tình dục với cùng một người phụ nữ. Lí do là vì bộ não người đàn ông được lập trình rằng 5 lần là đủ để người phụ nữ thụ thai. Đây là lí do khiến vì sao anh ta lại chán ân ái với người yêu mình kể từ lần thứ 6 cho dù cô ta có điêu luyện như thế nào đi nữa. Khi gặp một cô gái mới hợp mắt thì anh ta lại trở nên háo hức ngay. Nhưng nếu cảm nhận đó là sự gắn bó lâu bền thì sự thể sẽ khác. ( Nhưng làm sao mà biết được chính xác điều đó, khi mà chưa cưới?)
46/ đàn ông rất hay tưởng bở 
           Họ sẵn sàng đánh đồng vẻ thân thiện của phụ nữ với thái độ sẵn sàng chấp nhận quan hệ tình dục. ( vậy người phụ nữ đứng đắn nên tránh để họ hiểu lẩm)
        Đấy là những tóm tắt cơ bản , con hãy đọc kỹ và suy nghĩ về những kết luận khách quan ấy của họ. 






-------------------------------------           


** Trích lược từ các quyển sách của các tác giả Shautunti Feldhahn, Steve Harvey, George Weinberg, Allan&Barbara Pease và tham khảo bản dịch tiếng Việt của các quyển sách trên của Đỗ Giang,Lê Huy Lâm, Việt hà, Vương Long, Việt Thư.

Trích thư mẹ gửi con gái , phần 2

 ** Trích lược từ các quyển sách của các tác giả Shautunti Feldhahn, Steve Harvey, George Weinberg, Allan&Barbara Pease và tham khảo bản dịch tiếng Việt của các quyển sách trên của Đỗ Giang,Lê Huy Lâm, Việt hà, Vương Long, Việt Thư.





17/ Năm điều phụ nữ tìm kiếm ở đàn ông:
1.Tình yêu
Đàn ông cho rằng những gì mà họ nỗ lực làm trong vai trò là trụ cột gia đình hoặc sửa chữa đồ đạc... đã là bằng chứng thuyết phục cho tình yêu của họ. 

Nhưng phụ nữ cho rằng nếu yêu thực sự anh ta phải thể hiện bằng cả lời nói lẫn hành động mỗi ngày. Điều đó rất khó hiểu đối với đàn ông.

 Bộ não anh ta được lập trình đề đánh giá giá trị bản thân anh ta cùng những đóng góp cho gia đình thông qua những việc mà anh ta làm chứ không phải là những gì anh ta nói và cảm nhận. 

Bộ não phụ nữ được lập trình khác: phụ nữ có nhu cầu được nghe những lời nói thực thể hiện tình yêu cũng như lòng biết ơn để họ tin chúng là thực. đối với phụ nữ quan trọng là hành động của họ chứ không phải là món quà 
.
2. lòng chung thủy khái niệm chung thủy khác nhau có sự khác biệt rất lớn giữa 2 phái. 
Trong mắt phụ nữ tình dục đồng nghĩa với tình yêu, họ không thể hiểu nổi làm thế nào đàn ông lại có thể quan hệ tình dục khi mà không yêu ai đó. Nhưng bộ não của đàn ông thì lại tách bạch tình dục và tình yêu.

3.sự quan tâm chăm sóc :
 Đó là dấu hiệu của cam kết gắn bó từ phía bạn tình. Lúc này tình yêu, lòng chân thành, tính hào phóng, sự quan tâm chăm sóc trở thành những tiêu chí quyết định. 
Hầu hết phái yếu trong mọi nền văn hóa đều thích người đàn ông thành đạt về mặt tài chính. Nhưng đàn ông ở khắp nơi trên thế giới đều ít quan tâm đến địa vị kinh tế của người phụ nữ bất kể họ nhiều tài sản riêng hay không.

4. cam kết gắn bó:
 Khi môt người đàn ông thề nguyền gắn bó cuộc đời với người phụ nữ nghĩa là anh ta hứa sẽ chu cấp cho cô. Đa số họ đều hiểu sự cam kết ấy đồng nghĩa với viêc phải chia sẻ tài sản của họ. Do đó nhiều người thấy sợ phải cam kết gắn bó với người phụ nữ. 

Còn người phụ nữ do bản năng xem xét kỹ lưỡng tất cả những gì mà một đối tượng tiềm năng có thể mang lại trong việc nuôi dưỡng thế hệ kế tiếp. Đối với đa số phụ nữ hôn nhân vẫn được coi là bằng chứng tối hậu cho thấy một người đàn ông sẵn sàng gắn bó với họ. Họ không muốn người đàn ông của mình dính lính đến chuyện sinh nở cũng như con cái của người phụ nữ khác mà chỉ toàn tâm nuôi con cái của họ.

5. học thức và trí thông minh: được coi là có khả năng kiếm được nhiều tài sản.

18/ Khi một chàng trai muốn một cô gái mãi mãi dành tình yêu cho mình thì anh ta sẽ cần một chiếc nhẫn. Chiếc nhẫn càng đắt tiền thì nó càng có ý nghĩa với cô và dưới con mắt của những phụ nữ khác cũng vậy: rằng anh ta có ý định chia sẻ tài sản của mìnhcho cô gái. đây là điểm mấu chốt mà hầu hết đàn ông không hiểu.
 Cách bày tỏ tình cảm thể hiện sự gắn bó của đàn ông nên nó luôn được phái yếu ở khắp nơi đánh giá cao trong những điều mà họ kì vọng vào nam giới.

19/Tóm lại do bản năng phụ nữ luôn cần sự hỗ trợ và che chở của người đàn ông.

20/ Bảy điều phụ nữ thấy hấp dẫn ở đàn ông:( không theo thứ tự ưu tiên nào cả)

1.có óc hài hước
2. Biết lắng nghe
Biết sẵn lòng lắng nghe những tâm sự của các cô về những vấn đề và cảm xúc mà không ngắt lời hay đưa ra giải pháp thường được đánh giá cao. Và hãy nhớ bộc bạch nỗi lòng mình với nàng như nàng đã làm với bạn.
3.biết nấu ăn
4. biết khiêu vũ
5. khiến phụ nữ cảm thấy an tâm: 
 có 3 điều phụ nữ cảm thấy bất an là: ngoại hình, tài chính, và liệu có ai yêu thương họ không.
6. biết thương yêu trẻ con
7.khỏe mạnh

21/ Những điều người đàn ông khao khát;

Trong mối quan hệ đàn ông chỉ đơn giản quan tâm đến những gì mà một phụ nữ có thể mang lại cùng ngoại hình của cô ta. 
Các nhu cầu ưu tiên của đàn ông rất dễ nhận ra, và nếu bạn biết cách thỏa mãn chúng đúng thời điểm , bạn sẽ có một người đàn ông hạnh phúc.
 Nhưng nếu bạn chọn cách phán xét anh ta dựa trên những chuẩn mực giá trị của bạn thì bạn sẽ phải liên tục đối mặt với sự tranh cãi củng nỗi bất hạnh triền miên.  
Thực tế các tiêu chí ấy đã được lập trình ăn sâu vào não họ nên khó lòng mà thay đổi. Nếu biết chấp nhận họ phụ nữ sẽ có cơ hội phát triển những chiến lược đối phó với đàn ông, đánh bắt và quản lí họ.
            Đàn ông thường bị cuốn hút bởi các vóc dáng kiểu đồng hồ cát, tỉ lệ eo/mông là 70%.
 Khi đuợc xem hình những phụ nữ gợi cảm thỉ họ sẽ quay sang đánh giá người bạn đời của mình kém hấp dẫn hơn , và cảm thấy ít hài lòng với họ hơn. Những hình ảnh phụ nữ hoàn hảo trên các tạp chí đều là giả tạo, chúng không phản ánh thế giới thực, nhưng bộ não đàn ông đang bị công nghệ hiện đại lừa dối.  Đó là yếu tố góp phần giải thích tại sao đàn ông ngày nay trở nên ít gắn bó hơn trong các mối quan hệ tình cảm đồng thời có xu hướng lăng nhăng hơn.

  22/Có 4 điều cơ bản đàn ông mong muốn ở phụ nữ

1-        tình dục
2-        các dịch vụ cơ bản : nấu ăn , giặt giũ, chăm sóc con cái...
3-        được yêu thương và là số một trong con mắt phụ nữ
4-        được tôn trọng khoảng thời gian riêng tư

Mọi điều phái mạnh nói hay làm đều xuất phát từ 4 nhu cầu trên, nếu người phụ nữ nhận ra chúng vào đúng thời điểm bạn sẽ thấy việc điều khiển anh ta dễ như trở bàn tay vậy.

23/Nếu một người đàn ông chấp nhận dành nhiều thời gian để làm nhiều điều cho phụ nữ tuy không quan hệ tình dục với cô ta thì điều đó có nghĩa là anh ta muốn sự đầu tư của mình phải được đền đáp xứng đáng: hoặc bằng tình dục hoặc bằng hình thức nào đó trong tương lai. ( tức là luôn có ý đồ cụ thể chứ không phải là vô tư)
Bài học dành cho các chị em là hãy tận hưởng những lời nói ngọt ngào yêu thương của chàng nhưng đừng bao giờ tin tưởng ở chúng.

24/ đàn ông thường bị cuốn hút bởi các thứ liên quan đến kĩ năng săn bắt, tình dục, di chuyển, trong khi phụ nữ lại thường đọc về con người , những mối quan hệ.
Cánh mày râu chỉ muốn được cho ăn, được yêu thương, đùa vui hay yên tĩnh một mình.
Một số đấng mày râu thường âm thầm coi mối quan hệ chính thức như một trở ngại ngăn cản họ nắm bắt các cơ hội hoang dại có thể bất chợt mở ra vào một ngày nào đó. Và cho dù rất ít đàn ông được may mắn kiếm được những thần tượng như thế thì phần lớn đàn ông khác cũng không bao giờ muốn tự mình đóng sập cánh cửa cơ hội của mình lại quá sớm. ‘Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi’ là một khái niệm đang sợ với họ.

25/10 câu nói đàn ông hay dùng nhất và ý nghĩa thực sự của chúng
1.  Em xinh đẹp tuyệt vời/thật dễ thương: đó là dấu hiệu cho thấy em có thể mang bộ gen của anh để truyền lại cho thế hệ sau. Bây giờ chúng ta cùng làm chuyện ấy.

2.Tối nay trông em thật lộng lẫy: anh muốn được ngủ với em càng sớm càng tốt.

3. Chúng ta hãy là bạn: tôi chán cô rồi, đừng gọi điện hãy nhắn tin hỏi thăm nữa.

4.Trông em gợi cảm trong bộ quẩn áo đó: nó làm nổi bật tỉ số eo mông, nó khiến đầu óc anh quay cuồng, anh muốn được làm điều đó với em ngay bây giờ.

5.Em có muốn ghé qua nhà anh uống nước không: chúng ta hãy thất cuồng nhiệt đêm nay khi anh vẫn còn đang nửa tỉnh nửa say, và ánh đèn mở ảo khiến em cực kỳ quyến rũ.
6. Để anh mời em một ly nước:  để anh giải tỏa cho em bằng vài ly rượu , sau đó em sẽ yêu anh. Phiên bản nâng cao là ‘uống thêm li nữa nhé’.

7. Tối nay anh không thể thức khuya vì ngày mai anh phải đi làm: cảm ơn em đã ở bên anh tôí nay, giờ anh đi đây.

8. Anh thích một mối quan hệ chân thành , thẳng thắn: nếu sau này anh có giở trò gì thì đó là ví anh đã nói trước anh thích thẳng thắn mà.

9. Anh sẽ gọi điện/gặp em khi vũ trường đóng cửa: nếu tối nay không có mối nào khác thì anh sẽ đến với anh.

10.Không phải lỗi tại em đâu. tất cả là do anh: tất cả là do cô thôi, vì vậy cô hãy biến đi.

Những điều nghe trên thật khôi hài nhưng phái yếu lại cứ tin vào nghĩa đen của chúng, và đa số họ đều khuyến khích đàn ông sử dụng chúng.

Tuesday, 11 March 2014

Các ngành nhân văn của Việt Nam sẽ đi về đâu?

Vũ Thị Phương Anh
Nếu chỉ dùng một từ để mô tả tình trạng của các ngành nhân văn tại Việt Nam trong năm 2011 thì có lẽ không có từ nào thích hợp hơn là từ “báo động”.

Trước khi phân tích thêm về nhận định trên, cần làm rõ cụm từ “các ngành nhân văn”. Tại Việt Nam, chúng ta thường gộp chung “các ngành xã hội – nhân văn”, hoặc thậm chí chỉ là “các ngành xã hội”, như thể “xã hội” và “nhân văn” chỉ là một.
Nhưng thực ra, sự khác biệt giữa các ngành xã hội và nhân văn là khá rõ ràng, và số phận của chúng tại Việt Nam cũng đang rất khác nhau. Cũng thuộc về khối ngành “xã hội và nhân văn” nhưng hiện nay các ngành Kinh tế, Luật, và Tâm lý học – những ngành xã hội – đang rất được ưa chuộng. Trong khi đó các ngành nhân văn, những ngành truyền thống được đào tạo tại hầu hết các trường đại học lâu đời như Văn học, Ngôn ngữ học, Triết học, Sử học, Nhân học, Chính trị học, hoặc một vài ngành có liên hệ khác lại lâm vào tình trạng khủng hoảng và không có người học. Bài viết này chỉ đề cập đến các ngành nhân văn mà thôi.

Cuộc khủng hoảng được báo trước

Sự sụt giảm của các ngành nhân văn ở Việt Nam đã được bộc lộ trong những năm gần đây. Ở các trường trung học phổ thông, ban xã hội-nhân văn là ban được ít học sinh chọn nhất, đến nỗi rất nhiều trường không thể tổ chức lớp học cho ban này vì số học sinh đăng ký không đủ dù chỉ một lớp. Trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, năm nào cũng có những bài Văn ngô nghê, ngớ ngẩn đến nực cười của các cô tú, cậu cử tương lai được đưa lên báo chí. Nhưng sự kiện hàng ngàn điểm không (0) cho bài thi môn Sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cũng như việc hàng loạt các trường phải đóng cửa một số ngành nhân văn như Ngoại ngữ, Đông phương, Việt Nam học, Văn hóa học, cho thấy tình trạng của các ngành nhân văn ở Việt Nam thực sự đã ở mức báo động.

Tình trạng báo động nói trên tất nhiên không chỉ xảy ra ở Việt Nam, và cũng không hoàn toàn bất ngờ. Tương lai ảm đạm này thực ra đã được báo trước từ thập niên cuối của thế kỷ trước. Trong bài phát biểu nổi tiếng năm 1998 có tựa đề là “Giáo dục nhân văn cho thế kỷ 21”, W. R. Connor, trước tình hình suy giảm của các ngành nhân văn ở Mỹ vào thời gian ấy, vị Giám đốc đương nhiệm của Trung tâm Nhân văn quốc gia thuộc Hiệp hội giáo dục khai phóng Hoa Kỳ, đã phải thốt lên rằng nếu không ai chịu làm gì để thay đổi tình hình thì khối ngành nhân văn có thể sẽ “tuyệt chủng” hoàn toàn trong vòng một thế hệ nữa.

Lời cảnh báo của Connor ngày nay dường như đang trở thành hiện thực. Phải chăng đây là một điều không thể đảo ngược, vì các ngành nhân văn đã quá lỗi thời và không còn cần thiết cho thế kỷ 21 này nữa? Ngược lại, nếu như sự tồn tại của các ngành nhân văn vẫn cần thiết cho con người của thế kỷ 21 thì liệu có có cách nào để cứu vãn chúng hay không, đặc biệt là tại Việt Nam? Đó là những câu hỏi đang khẩn thiết được đặt ra cho tất cả chúng ta trong năm mới.

Ngành nhân văn trong thế kỷ 21

Vào thời điểm sắp bước sang thế kỷ 21, Connor đã từng đưa ra nhận định rằng vai trò của các ngành nhân văn trong thế kỷ 21 không những không giảm đi mà càng được khẳng định mạnh mẽ hơn. Bởi, trong một xã hội với quá nhiều đổi thay và biến động như ngày nay, thì những kỹ năng mà các ngành nhân văn giúp phát triển ở người học – khả năng hiểu các lập luận, cảnh giác với sự ngụy biện, tư duy logic, kỹ năng diễn đạt và thuyết phục, hiểu biết về con người và xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề, phán đoán và ra quyết định – lại càng quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

Gần một thập niên sau lời phát biểu của Connor, vị Hiệu trưởng đương nhiệm của Đại học Harvard là Derok Bok đã tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của các ngành nhân văn trong thế kỷ này trong một phát biểu vào năm 2007. Theo ông, những tiến bộ của khoa học đã giúp con người dễ dàng kéo dài hoặc hủy diệt, biến đổi sự sống bằng những biện pháp nhân tạo, đến nỗi sự sống của con người dường như cũng cần được định nghĩa lại. Trong bối cảnh như vậy, Derok Bok cho rằng những câu hỏi cốt lõi của ngành nhân văn như các giá trị, ý nghĩa của cuộc sống, các vấn đề về đạo đức càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, thay vì đẩy các ngành nhân văn ra bên lề, các trường đại học cần phải tạo điều kiện cho các ngành nhân văn phát triển, sao cho chúng ta không bị choáng ngợp bởi sự phát triển vũ bão của công nghệ, mà bắt công nghệ phải phục vụ chúng ta một cách nhân văn hơn.

Đặt những lời phát biểu bên cạnh sự kiện gây rúng động dư luận trong năm 2011 tại Việt Nam của sát thủ máu lạnh Lê Văn Luyện, hay đi xa thêm một chút sang nước láng giềng Trung Quốc là sự kiện bé Duyệt Duyệt bị xe cán hai lần trước sự dửng dưng của rất nhiều người qua đường, và kết hợp những sự kiện ấy với tình trạng khủng hoảng của các ngành nhân văn, ta mới thực sự cảm nhận được tầm quan trọng của các ngành nhân văn trong xã hội đầy biến động của thế kỷ 21. Có lẽ giờ đây nhân loại đã bắt đầu thấm thía những hậu quả khôn lường của việc mải mê chạy theo giá trị trước mắt (nói theo lời của Derek Bok là “choáng ngợp” trước những thành tựu của khoa học và sự phát triển về kinh tế) mà quên đi những giá trị lâu dài, bền vững mà trí tuệ của nhân loại đã để lại cho chúng ta thông qua các ngành nhân văn như triết học, đạo đức, tôn giáo, văn học, lịch sử, văn hóa – danh mục này còn có thể kéo dài thêm nhiều nữa.

Đánh mất chính mình
Nếu các ngành nhân văn có tầm quan trọng lớn lao như vậy, thì phải giải thích như thế nào cho sự sụt giảm trên phạm vi toàn cầu của các ngành nhân văn hiện nay? Trong bài phát biểu năm 1998, Connor đã lý giải điều này bằng một phán xét vô cùng khe khắt: sự sụt giảm này là do các ngành nhân văn đã tự đánh mất chính mình!

Để hiểu các ngành nhân văn đã đánh mất chính mình như thế nào, cần quay ngược về với giai đoạn khởi thủy và lần theo những phát triển của nó cho đến ngày nay. Theo Connor, các ngành nhân văn như ta biết hiên nay có nguồn gốc từ những môn học đầu tiên của nền giáo dục khai phóng (liberal education) được bắt đầu tại thành Athens nhằm phục vụ cho nền dân chủ sơ khai của xã hội Hy Lạp thời ấy.

Một nền giáo dục được gọi là “khai phóng” nếu nó chỉ có một mục tiêu duy nhất là tạo ra những con người biết suy nghĩ độc lập, có tư duy phản biện, và có những kỹ năng cần thiết để có thể tham gia vào xã hội với tư cách là một chủ thể tự do. Nói cách khác, mục tiêu duy nhất của các ngành nhân văn chính là để “giải phóng” con người ra khỏi những trói buộc của tinh thần nô lệ và phụ thuộc – nô lệ cho những tư duy do người khác áp đặt, và nô lệ cho những cách tiếp cận vấn đề theo thói quen và lối mòn, cho dù nó có thể không còn phù hợp với bối cảnh mới và thời đại mới.
Để tạo ra những “người tự do”, nền giáo dục khai phóng của Hy Lạp ở thế kỷ thứ 5 TCN nhấn mạnh các kỹ năng tư duy, lập luận, giải quyết vấn đề, và đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói (kỹ năng diễn thuyết). Các môn học của giáo dục khai phóng ở buổi đầu chỉ gồm có 3 môn: ngữ pháp (grammar), tu từ (rhetorics), và biện chứng (dialectic) – tất cả đều là những môn có liên quan đến các kỹ năng ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ được quan niệm như là một công cụ tối quan trọng của tư duy, đồng thời là phương tiện để biểu đạt ý tưởng của cá nhân đến những người khác trong xã hội.

Với những mục tiêu như vậy, các ngành nhân văn không nhằm chuẩn bị cho người học đi vào một ngành nghề cụ thể nào. Làm như vậy là trái với tinh thần “khai phóng”. Khác với đào tạo nghề nghiệp mà mục đích chính là truyền lại cho người học những quan điểm và cách tiếp cận đã được thiết lập bởi các bậc thầy trong nghề, các ngành nhân văn nhắm đến việc cung cấp cho người học những năng lực tổng quát mà bất cứ người học nào cũng cần khi tham gia vào các hoạt động xã hội trong mọi tình huống và mọi ngành nghề. Những năng lực ấy bao gồm khả năng độc lập tư duy, phán đoán sắc bén, ra quyết định hợp lý và giải quyết vấn đề có hiệu quả, cũng như kỹ năng diễn đạt và giao tiếp thành công với người khác.

Cần nhấn mạnh thêm rằng những năng lực nói trên hết sức quan trọng cho sự phát triển của một xã hội dân chủ đang hình thành như Hy Lạp lúc ấy. Với những kỹ năng mang tính tổng quát do các ngành nhân văn trang bị như vậy, một người được xem là “có học” cũng đồng nghĩa với việc người ấy là một con người tự do, có thể tự mình tư duy và đưa ra những quyết định phù hợp cho mình trong bất kỳ một tình huống hoặc một bối cảnh nào. Điều này rõ ràng là cũng rất cần thiết cho xã hội của hiện nay chúng ta.

Tiếc thay, những đặc điểm mang tính “khai phóng” ban đầu đã bị nhạt phai nhanh chóng cùng với sự phát triển về uy thế và số lượng của các ngành nhân văn trong giới hàn lâm sau đó. Các tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn qua cá thời đại đã được đưa vào giảng dạy và phân tích, với mục đích ban đầu là nhằm phát triển kỹ năng tư duy và ngôn ngữ của người học. Nhưng dần dà, mục tiêu của các ngành nhân văn không còn là để giải phóng con người nữa, mà trở nên thực dụng và được sử dụng vào những mục đích cá nhân. Và, thật oái oăm, thay vì biến những con người nô lệ thành những người tự do, thì lúc này hay lúc khác chính các ngành nhân văn lại muốn biến người học từ những người tự do thành những người nô lệ. Nô lệ cho cách nghĩ, cách nói và cách hiểu của các nhà tư tưởng lớn mà các tác phẩm đã được đưa lên thành kinh điển để dạy trong các nhà trường mà ở đó người học chỉ có quyền ngưỡng mộ và nhất nhất làm theo các bậc thầy.

Và cứ thế, qua thời gian, nội dung học tập của các ngành nhân văn không còn gắn liền với xã hội nữa. Người đi học cũng không còn mục tiêu đạt được những kỹ năng thiết yếu cho việc tham gia vào một xã hội dân chủ, mà chỉ để được lọt vào giới thượng lưu, có học, trong đó việc học được xem như một công cụ thăng tiến về mặt xã hội hoặc nhằm đạt được những lợi ích về kinh tế của thời ấy.

Tất nhiên, một nền giáo dục như vậy cũng đem lại những lợi ích trước mắt cho người học - chẳng hạn, để được lọt vào giới thượng lưu - nhưng nó rất xa với ý nghĩa nguyên thủy của giáo dục khai phóng. Và điều quan trọng hơn là nó hoàn toàn không bền vững, vì những kiến thức nó cung cấp cho người học sẽ trở nên hoàn toàn vô ích mỗi khi xã hội có những thay đổi, biến động, khi những giá trị cũ đã bị đào thải.

Phải chăng đây chính là lý do của sự suy giảm đến báo động của các ngành nhân văn tại Việt Nam trong những năm gần đây, mà đỉnh điểm là năm 2011 vừa qua? Khi các ngành nhân văn – các môn học như Văn, Triết, Sử – không còn là những môn giúp rèn luyện khả năng tư duy phê phán, sáng tạo, lập luận chặt chẽ, diễn đạt thuyết phục, mà trở thành những môn biến học sinh thành các con vẹt, như quan niệm phổ biến hiện nay về các thí sinh dự thi khối C trong kỳ thi đại học?

Khôi phục các ngành nhân văn để cứu vãn tương lai

Thật là một nghịch lý khi các nhà tuyển dụng và toàn xã hội thì cứ mãi kêu ca về việc sinh viên ra trường không có năng lực tư duy và kỹ năng giao tiếp – cả bằng tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, lẫn tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế rất cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu ngày nay, thì các ngành nhân văn – vốn là những ngành giúp rèn luyện năng lực tư duy, khả năng ngôn ngữ, kể cả ngoại ngữ, và kỹ năng giao tiếp tốt nhất – lại liên tục suy giảm đến nỗi một vị trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ của một trường đại học lớn trong nước phải đưa ra lời cảnh báo về tình trạng “báo động đỏ”.

Và cùng với tình trạng báo động ấy là một loạt những vấn đề trong xã hội Việt Nam hiện nay, khiến cho sự phát triển về kinh tế đã chẳng hề làm chất lượng cuộc sống tăng lên mà thậm chí có thể còn kém đi. Hàng ngày ta đều nghe những chuyện như nữ sinh đánh nhau quay clip đưa lên mạng, trò đánh thầy, cô giáo đánh học sinh gây thương tích, vợ đốt chồng, cháu giết bà, và cả các sát thủ máu lạnh kiểu Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Văn Luyện. Rồi những tai họa bất ngờ như đứt cáp thang máy, xe máy, xe hơi tự phát nổ hoặc cháy giữa đường. Dường như chúng ta đang trở thành một loại nô lệ mới, không có tư duy, cắm đầu làm theo đám đông, không còn chút khả năng phê phán, và hoàn toàn không có khả năng tự quyết định vận mạng của mình, khi lúc nào cũng phải nơm nớp lo sợ không biết khi nào xe gắn máy của mình bị bốc cháy trên đường.

Rõ ràng là chúng ta phải khôi phục lại các ngành nhân văn, chứ không thể chịu bó tay nhìn những ngành nhân văn – ngành học về con người – đi dần đến “diệt chủng”. Một điều không dễ, đặc biệt đối với Việt Nam hiện nay, nhưng vẫn phải làm, và vẫn có thể làm nếu ta có đủ quyết tâm và sự kiên trì.

Nhưng khôi phục các ngành nhân văn như thế nào? Cách làm ở mỗi nơi có lẽ sẽ khác nhau tùy theo hoàn cảnh và điều kiện ở nơi đó, nhưng định hướng cách làm thì đã được Connor chỉ ra từ cách đây hơn một thập niên: Hãy kiên trì với mục tiêu khởi thủy của giáo dục khai phóng, đó là cung cấp cho người học những kỹ năng của một con người tự do, tức kỹ năng tự giải phóng (the skills of freedom). Những kỹ năng mà khối ngành nhân văn giúp phát triển ở người học – khả năng đọc và hiểu các lập luận, cảnh giác đối với sự ngụy biện, tư duy logic, khả năng diễn đạt và thuyết phục, có những hiểu biết sâu sắc về con người và xã hội đương đại, kỹ năng phán đoá và giảni quyết vấn đề – sự quan trọng và cần thiết của chúng đối với người học ngày nay là điều không còn gì để bàn cãi.

Khôi phục lại các ngành nhân văn cho xã hội Việt Nam với rất nhiều phát sinh và vấn nạn mới của ngày hôm nay cũng chính là để cứu vãn tương lai cho thế hệ con cháu chúng ta.

Sunday, 9 March 2014

Giáo viên trung học của Đại Học Welleslay, Damid McCullough Jr. nói với những học sinh

Tôi vô cùng hãnh diện và cám ơn Tiến sĩ Wong, tiến sĩ Keough, Cô Novogroski, Cô Curran, thành viên hội đồng quản trị giáo dục, gia đình và các em bè của những học sinh, quý ông và quý bà của trường Trung học Wellesley năm 2012, đã cho phép tôi được vinh dự trình bày bài phát biểu của mình vào buổi chiều hôm nay. Cám ơn tất cả mọi người.

Và bây giờ chúng ta ở đây, tại buổi lễ tốt nghiệp, khi cuộc sống luôn hướng về tương lai tuyệt vời phía trước (Và đừng nói về “Còn việc kết hôn thì sao?”, hôn nhân là một khía cạnh của cuộc sống và nó không có nhiều ảnh hưởng. Lễ kết hôn chỉ xoay quanh cô dâu – trung tâm của sự hào nhoáng. Không có gì hơn một danh sách toàn những đòi hỏi vô lý, chú rể chỉ đứng đó. Không quá trang nghiêm, đó là một đám rước mang tính mọi-người-hãy-nhìn-vào-tôi-này, nhưng nó cũng không xô bồ. Không phải là một lời tuyên thệ mang tính khác biệt. Và các em có thể tưởng tượng một chương trình truyền hình dành để xem những chàng trai đang thử những bộ lễ phục. Cha của họ ngồi im với đôi mắt trầm ngâm xen lẫn niềm vui và sự hoài nghi, những người anh em của họ thì ngồi trong một góc thầm ghen tỵ. Đối với nam giới, việc bước trên thảm cưới, sau bao nhiêu sự chịu đựng đến giới hạn, phát nổ và trong một phút sơ ý… suốt nửa đời còn lại chỉ là sự lạnh lẽo vô cảm. Số liệu thống kê cho biết một nửa trong số đó sẽ ly hôn.

Nhưng trong buổi lễ tốt nghiệp hôm nay là một sự khởi đầu mới.

Từ ngày hôm nay trở về sau, ngay cả khi đau ốm và khỏe mạnh, mặc cho những khủng hoảng tài chính, mặc cho những khủng hoảng tuổi trung niên, cùng sự vị tha cho những lần nóng giận, vượt qua mọi khác biệt tưởng như không thể hòa giải và rất nhiều điều khác, các em sẽ mãi mãi tốt nghiệp trung học và cầm tấm bằng chứng nhận của các em đến cuối đời.

Không, buổi tốt nghiệp này là một nghi lễ khởi đầu tuyệt vời của cuộc sống, với những người tham dự và những nghi thức thích hợp. Thông thường, tôi ghét nói những gì sáo rỗng, nó thường rất vô nghĩa, nhưng tại đây chúng ta đang ở trên một sân chơi bình đẳng. Đó chính là vấn đề. Điều này nói lên vài thứ. Và những đồng phục nghi lễ khuôn mẫu… không có hình dáng khác biệt, không có kích cỡ, một cái vừa cho tất cả. Dù các em là nam hay nữ, cao hay thấp, mọt sách hay lười biếng, nữ hoàng ăn chơi hay là sát thủ X – Box, mỗi người đều mặc bộ trang phục này, các em có thể dễ dàng nhận thấy, chúng giống nhau đến từng chi tiết. Và bằng tốt nghiệp của các em, ngoại trừ cái tên các em ra thì cũng đều giống hệt nhau cả. 

Tất cả điều này hiển nhiên như nó phải thế, bởi vì chẳng ai trong các các em đặc biệt.
Vâng, các em chẳng có gì đặc biệt, Các em không phải là trường hợp ngoại lệ nào cả.

Cho dù các em có đọat những chiến tích lẫy lừng trong đội bóng U9, cho dù các em được đánh giá ở hạng xuất sắc trong số các học sinh lớp 7, cho dù các em nhận được bao nhiêu chứng nhận về văn chương, như Mister Rogers hay Aunt Sylvi, cho dù các em tham gia vào bao nhiêu cuộc diễu hành đòi công lý... các em cũng chẳng có gì đặc biệt. 

Vâng, ngày từ nhỏ các em đã được nuông chiều, nâng niu như trứng, dìu dắt, bảo bọc từng chút…, những người lớn có khả năng sẽ làm nhiều thứ để dẫn dắt các em, ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng, tắm rửa cho các em, dạy dỗ, huấn luyện, lắng nghe, khuyên răn, khuyến khích, an ủi và thúc đẩy các em hãy đứng lên và bắt đầu lại. Các em bị tán tính, lừa phỉnh, nài nỉ. Các em chỉ toàn nghe những lời ngon ngọt nồng nhiệt. Vâng, chính xác là vậy. Và dĩ nhiên họ có mặt trong tất cả những trò chơi, vở kịch, màn độc tấu và hội chợ khoa học của các em. Những nụ cười nồng cháy khi các em bước vào một căn phòng, và người ta há hôc miệng đầy thích thú mỗi lần các em nhoẻn miệng cười. Và bây giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Không thể phủ nhận, tất cả chúng tôi ở đây là vì các em, với niềm tự hào và đầy hứng khởi của cộng đồng…

Nhưng đừng bao giờ lầm tưởng các em có chút gì đó đặc biệt. Vì các em không hề đặc biệt.

Các bằng chứng thực nghiệm có ở khắp mọi nơi, những con số này ngay cả những giảng viên người Anh cũng không thể phớt lờ. Newton, Natick, Nee… tôi được phép nói Needham, phải không nào?… Có 2000 sinh viên tốt nghiệp trung học tại đây. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên… Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng vậy, mặc dù ông ta thực sự là một hiện tượng.





Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng không có gì đặc biệt

"Nhưng, Dave", các em đang hét lên, "Walt Whitman nói em là phiên bản của sự hoàn hảo! Epictetus nói em có tia lửa của thần Zeus" Và tôi không đồng ý. Vậy thị chẳng lẽ có đến 6,8 tỷ ví dụ của sự hoàn hảo, 6,8 tỷ tia lửa của thần Zeus. Các em thấy đấy, nếu tất cả mọi người đặc biệt, thì chẳng có ai đặc biệt cả. Nếu tất cả mọi người đều được khen thưởng, danh hiệu trở nên vô nghĩa.

 Có một điều chúng ta không nói ra nhưng ai cũng hiểu là, học thuyết của Darwin bắt nguồn từ một nỗi sợ hãi vô hình của con người, đó là nỗi sợ hãi bị diệt vong – hiện nay chính chúng ta gây nên sự sợ hãi cho chính mình, chúng ta yêu sự hư danh hơn là những thành tựu thật sự. Chúng ta xem chúng như những yếu tố quan trọng - và chúng ta vui vẻ thỏa hiệp với các tiêu chuẩn, bỏ qua thực tế, nếu chúng ta nghi ngờ đó là cách nhanh nhất, cách duy nhất để có một cái gì đó để ghi dấu ấn, một cái gì đó để khoe mẽ, một cái gì đó với thúc đẩy mình vươn lên một bậc cao hơn của xã hội. 

 Không còn đơn giản là cách thức các em vận hành trò chơi, thậm chí không nằm ở vấn đề chiến thắng hay thất bại, học hỏi tiếp hoặc phát triển, hoặc dám thân làm việc gì đó ... 

Bây giờ vấn đề nằm ở câu hỏi "Vậy điều này có thể mang lại cho tôi cái gì?" Kết quả chúng ta đang rẻ mạt giá trị của sự nỗ lực. Đó là một loại bệnh dịch và theo cách này thì ngay cả trung học Wellesley - một trong số trường trung học tốt nhất trong 37000 trường trung học trên toàn quốc - cũng không miễn. Nơi tốt không đồng nghĩa với đủ tốt. Và tôi hy vọng các em hiểu ý tôi khi tôi nói "một trong những trường tốt nhất." Tôi nói "một trong những trường tốt nhất" để chúng ta có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Tuy nhiên, theo logic chỉ có thể có một thứ tốt nhất. Các em tốt nhất hoặc các em không.

Nếu các em đã học được điều gì đó trong suốt bao nhiêu năm qua, tôi hy vọng đó là tri thức và niềm đam mê nghiên cứu chứ không phải là những bảng ghi thành tích. Tôi cũng hy vọng rằng các em đã nghiệm ra câu mà viết kịch người Hy Lạp vĩ đại Sophocles đã nói với chúng ta: "Trí thông minh là yếu tố chính để tạo nên hạnh phúc". (Tất nhiên, trong một vài trường hợp cá biệt, hạnh phúc có thể là một que kem!). Tôi cũng hy vọng các em đã học đủ để nhận ra rằng các em đã học ít thế nào, các em đã học ít đến mức mà hôm nay mới chỉ là bắt đầu. Các em đã đến đây từ vị trí nào, đó mới là vấn đề.





Hãy tận hưởng cuộc sống hết mình

Và  khi các em vừa bắt đầu, trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có có ý nghĩa gì chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng.

 Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình, cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. 

Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lý hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc, đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng chính mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. 

 Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình. 

Và hãy làm tất cả những điều đó, như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.

Cuộc sống đang hoàn thiện, cuộc sống có khác biệt, cuộc sống có sự liên quan, đó là thứ mà các em hiểu được chứ không phải là một thứ gì đó được nhồi trong máy tính hay mẹ bắt các em làm. Các em sẽ nhìn thấy những người cha bị thương để bảo vệ cho quyền được sống, được tự do của con mình. Và theo đuổi niềm hạnh phúc đó là một động từ chủ động. 

Nhưng tôi nghĩ, "theo đuổi" ở đây có nghĩa là từ bỏ những khoảng thời gian các em nằm nhà để xem những con vẹt đang nói chuyện trên Youtube. Tổng thống Roosevelt nhiều tuổi vẫn cưỡi ngựa và sống một cuộc sống tích cực. Tác giả Thoreau vẫn muốn cố gắng sống thật ý nghĩa, rút hết sinh lực để cống hiến cho các tác phẩm. Nhà thơ Mary Oliver dạy chúng ta phải chiến đấu, chiến đấu trong những cơn bão tố. 

Điều quan trọng ở đây đó là các em phải làm cho mình luôn bận rộn và chiến thắng các mục tiêu. Đừng chờ đợi nguồn cảm hứng và sáng tạo tự tìm đến với các em. Hãy tỉnh dậy, ra ngoài và bùng nổ, tự tìm thấy nó và giữ chặt nó trong tay. (Và giờ đây, trước khi các em vội vã ra ngoài để "tậu" một hình xăm YOLO cho đúng phong trào, hãy dừng 1 chút để tôi chỉ ra điều phi lý ở đây. Rõ ràng các em không chỉ sống một lần mà mỗi ngày các em có 1 cuộc đời. Đừng nghĩ là "các em chỉ sống một lần" mà hãy nghĩ là là "các em sống một lần tốt nhất". Và hình xăm YOLO thì không mang lại cho các em những giá trị ấy, vì thế chúng ta nên quyết định nó chẳng có ý nghĩa gì cả.)

Tuy nhiên, cũng không nên lấy việc ai đó xăm một hình đang thịnh hành làm bằng chứng cho lối sống buông thả, hãy coi đó như một hệ quả hoàn hảo mà quá trình hoàn thiện cuộc sống chúng ta có thể đã tạo ra và trải qua.

 Vấn đề là khi nào chúng ta có thể nghĩ về những thứ quan trọng hơn. Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho người 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. 

Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. 
 Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra, các em chẳng có gì đặc biệt cả.

Bởi tất cả mọi người đều như thế.

Chúc mừng. Chúc các các em may mắn. Hãy làm mọi thứ vì lợi ích của các em, người thân và của nhân loại, đó đã là một cuộc sống phi thường.

Nghe cha dạy con gái. Điền Vương sưu tầm.

Nghe cha dạy con gái

Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó. Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng. Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con.

Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy. Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trong và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con.

Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu như người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất. Con đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.

Có những người thành đạt mà không cần trải qua nhiều trường lớp, nhưng điều đó không có nghĩa con thôi nỗ lực học tập. Kiến thức con học được chính là vũ khí con cần có, hãy nhớ người ta không thể làm gì nếu họ chỉ có tay không.

Con không nhất thiết phải chăm sóc cha nửa cuộc đời còn lại và cha cũng thế. Khi trưởng thành, con có thể tự mình bước đi, trách nhiệm của cha cũng đã kết thúc. Sau này dù con hạnh phúc hay buồn đau, con đều phải tự mình lựa chọn và có trách nhiệm với nó.

Con có thể bắt mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình. Con có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người, nhưng con không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại. Khi con tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với con. Hãy nhớ điều này nếu không con sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống.

Cha đã mua vé số trong 26 năm thế nhưng chưa một lần trúng, điều đó nói lên rằngmuốn giàu có phải dựa vào nỗ lực làm việc của bản thân, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.

Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau,cho dù trong cuộc sống bận rộn con ít khi gặp mọi người, nhưng con hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương con hơn, và hãy gọi điện cho mẹ con.

Sưu tầm — with Lucky Lucky.