Bắt đầu một mối quan hệ không dễ dàng và kết thúc nó sao cho vẹn toàn vẫn luôn là một câu hỏi khó.
Ở đời
khó có thể có được sự vẹn toàn, ai cũng có cái tôi bản thân rất lớn, chi
phối nhiều hơn cả lý trí và tình cảm. Chia tay, một kết thúc cũ và một
khởi đầu mới, chưa chắc đã là điều không may mắn. Nhưng có thể thấy,
hiếm có cuộc chia ly nào mà không đau đớn, dằng xé…
Thực ra, khi đã quyết định chia tay rồi,
việc ai đúng ai sai cũng không còn quan trọng nữa, vậy mà có mấy ai
rạch ròi được chuyện đúng sai, để cứ làm nhau đau mãi. Cho rằng mình
đúng, còn mọi lỗi lầm là của đối phương, luôn là người bị thiệt thòi
trong câu chuyện ấy. Nếu như đó là thật thì không quá đáng trách, nhưng
nếu đó không phải là sự thật thì việc đổ lỗi cho nhau như thế chẳng nên
chút nào.
Người ta thường cố ý hay vô tình khoác
cho mình cái lý lẽ đúng, bỏ qua mọi lý do, giả như chia tay xong đối
phương có người yêu mới không lâu sau đó, người đó sẽ nghĩ:”à, anh hay
cô ta hóa ra bấy lâu nay đã có người khác từ lâu rồi”. Mà không tự xem
lại bản thân mình thời gian qua đã thực sự là một người yêu tốt?
Đổ lỗi cho nhau, nỗi đau được tung qua
tung lại, trầy trật, rỉ máu, khiến bao đôi tình nhân chia tay rồi không
những không thể là bạn mà còn không thể nhìn mặt nhau. Chính vì lẽ đấy,
kỉ niệm quá khứ dẫu có đẹp đến mấy cũng vỡ nát hết.
Hiếm có ai bình tĩnh suy xét, thường là
qua đau thương mới trưởng thành được, khi nào chúng ta mới thành người
lớn, cái tôi cá nhân mới thực sự biết kiềm chế, đánh giá sự việc từ hai
mặt?
Thiết nghĩ, chia tay rồi cũng không nên
làm đau mình, chẳng nên làm đau người. Bố mẹ sinh ra ta khó thế nào, tại
sao lại chỉ vì chút vấp ngã mà tự hành hạ bản thân, hành hạ người khác.
Tự xem xét lại bản thân không có nghĩa là u sầu, không thiết sống hay
mất niềm tin. Đó là cho bản thân thời gian bình lặng, dù đối phương đi
rồi, vẫn có thể tự làm mọi việc bình thường. Thay vì thấy cô độc hãy cảm
thấy thư giãn, tận hưởng không gian riêng biệt ấy. Cứ thử mà xem, rồi
ta sẽ thấy, một mình thực ra cũng không quá tệ.
Câu chuyện này nói bao lần cũng chưa đủ,
ý kiến như thế nào đi nữa cũng chỉ là ý kiến nếu không thực hiện. Hà cớ
gì lại ép buộc bản thân, làm cho cả bản thân và đối phương phải đau vì
những lời cay đắng. Lúc mới yêu nhau có mấy người nghĩ được khi chia tay
người mình yêu thương sẽ có khi buông lời nặng nề với mình. Hay nghĩ
được sẽ có lúc mình cảm thấy con người từng tin tưởng sao lại khác xa,
thay đổi như thế!
Lỗi lầm cả hai đều có, vì thực tế mối
quan hệ tốt đẹp phải được nuôi dưỡng bằng tình cảm tốt đẹp, khi một
trong hai người hoặc cả hai người đều không còn dành những điều tốt nhất
cho nhau, có lẽ cũng là lúc thần tình yêu đã rời đi nơi khác. Không hẳn
lúc nào chia tay cũng do lỗi của một người, cả hai có khi đều thay đổi
thôi, chỉ là họ cứ cố chấp không nhận ra.
Xa nhau rồi, thứ còn lại chỉ là kỉ niệm,
là kí ức đáng nhớ, là những tình cảm đáng trân trọng, không nên là
những kí ức đượm buồn, những lời cay đắng. Yêu nhau là một mối lương
duyên, làm sao để khi lương duyên ấy tan đi, vị ngọt còn giữ lại chứ
đừng là vị đắng. Hơn thua lúc này, không những làm người kia đau mà có
khi chính mình cũng đau. Không ngờ được bản thân mình lại có lúc sân si
đến thế.
1. Tất cả chúng ta đều khác nhau, và nên hết sức cố gắng để giữ nguyên sự dị biệt như vậy.
2. Mỗi con người được trao cho hai khả năng: hành động và tư duy. Cả hai khả năng đều đưa chúng ta đến cùng một điểm.
3.
Mỗi con người được trao cho hai phẩm chất: sức mạnh và tài năng. Sức
mạnh dẫn dắt chúng ta hướng tới số phận của mình. Tài năng buộc chúng ta
chia sẻ với những người khác những gì tuyệt hảo nhất của mình.
4.
Mỗi con người được trao cho một ưu điểm: khả năng để lựa chọn. Bất cứ
ai thất bại trong việc sử dụng ưu điểm này, thì biến nó thành tai hoạ,
và những người khác sẽ chọn lựa cho họ.
5.
Mỗi con người có bản sắc giới tính riêng của mình và nên thể hiện bản
sắc đó mà không cảm thấy tội lỗi, với điều kiện là đừng cưỡng bách những
người khác theo bản sắc giới tính của mình.
6. Mỗi con
người có ước vọng của riêng mình để hoàn thành, và đây là lý do tồn tại
của chúng ta trên thế giới. Ước vọng cá nhân này biểu lộ qua sự nhiệt
tình của chúng ta trong công việc.
7. Một người có thể gạt bỏ ước
vọng của riêng mình trong một thời gian ngắn, miễn là mình đừng quên
hẳn nó mà nên quay trở lại với nó càng sớm càng tốt.
8. Mỗi người
đàn ông có một phần nữ tính, và mỗi người phụ nữ có một phần nam tính.
Điều quan trọng là dùng kỷ luật với trực giác, và dùng trực giác với sự
khách quan.
9. Mỗi con người nên biết hai ngôn ngữ: ngôn ngữ của
xã hội và ngôn ngữ của mật hiệu. Một ngôn ngữ dùng để đối thoại với
những người khác, ngôn ngữ kia dùng để hiểu thông điệp của Thượng Đế.
10.
Mỗi con người có quyền tìm kiếm hạnh phúc, và ‘hạnh phúc’ có nghĩa là
điều gì đó làm cho cá nhân ấy cảm thấy hài lòng, nhưng không nhất thiết
là điều đó làm cho những người khác cảm thấy hài lòng.
11. Mỗi con
người nên duy trì trong tim mình ngọn lửa thiêng liêng của sự cuồng
nhiệt, nhưng nên cư xử như một người bình thường.
12. Chỉ những
điều sau đây nên được cân nhắc là những khuyết điểm nghiêm trọng: không
tôn trọng các quyền của người khác; để cho bản thân bị tê liệt vì sợ
hãi; cảm thấy tội lỗi; tin rằng ai đó không xứng đáng để nhận những điều
tốt đẹp hoặc rủi ro xảy ra trong đời họ; sống như một kẻ hèn nhát.
Chúng
ta sẽ thương yêu những kẻ thù của chúng ta, nhưng không liên minh với
họ. Họ được đặt trên đường đời của chúng ta là để thử thách lưỡi kiếm
của chúng ta, và, vì tôn trọng họ, chúng ta nên chiến đấu chống lại họ.
Chúng ta sẽ chọn lựa những kẻ thù của mình.
13. Tất cả các tôn giáo đều dẫn dắt chúng ta đến cùng một Thượng Đế, và tất cả các tôn giáo đều được tôn trọng như nhau.
Bất
cứ ai chọn một tôn giáo thì cũng có nghĩa là chọn việc thờ phượng và
chia sẻ những điều bí nhiệm với một tập thể. Tuy nhiên, cá nhân ấy là
người duy nhất chịu trách nhiệm cho hành động của mình trong mọi lúc và
không có quyền đổ trách nhiệm cho tôn giáo đó về bất cứ những quyết định
cá nhân nào của mình.
14. Nhân đây xin tuyên bố rằng bức tường
phân chia sự thiêng liêng và trần tục phải bị huỷ bỏ. Từ hôm nay, mọi sự
đều thiêng liêng.
15. Mọi điều được thực hiện trong hiện tại đều
ảnh hưởng đến tương lai như một hệ quả và ảnh hưởng đến quá khứ như một
sự cứu chuộc.
16. Những quy chế ngược lại đều bị huỷ bỏ.
Theo: Margaret Jull Costa, “Statutes for the New Millennium”, trong Paulo Coelho, Like the Flowing River: Thoughts and Reflections (Sydney: HarperCollins, 2007), 133-135.
Một bài giảng rất tuyệt về Đạo Phật của Hòa Thượng Giới Đức.
Các bạn hãy đọc để hiểu rõ hơn về Đạo Phật:
NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT
.
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều,
nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức
của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo
cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là
đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu
dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín
ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể
xiết đâu.
Với cái nhìn “chủ
quan” của một tu sĩ Theravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những
hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để
chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:
1- Tôn giáo: Đạo Phật có
những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì
đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có
quyền ban thưởng, phạt ác.
2- Tín ngưỡng: Đạo Phật có những sinh
hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến
van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.
3- Triết
học: Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và
Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một
bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây
phương.
4- Triết luận: Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực
chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì
chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của
đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó
không có triết, có luận đâu. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là
đã đánh mất thiền rồi.
5- Từ thiện xã hội: Đạo Phật có những sinh
hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy
sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có
những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập
thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm
chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn
giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa
(nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ
nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới
là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không
có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo
Phật, xem ra không phải là của đạo Phật đâu!
6- Cực lạc, cực hạnh
phúc: Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh
phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của
thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng
đại như thế.
7- 8 vạn 4 ngàn pháp môn: Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4
ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 van 4 ngàn pháp môn
(dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng
lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn
(nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn
(khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng
là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là
người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8
vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không
kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84
ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền
não, 84 ngàn cách tu...
8- Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn,
xem ngày giờ tốt xấu: Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong
kinh tụng Pāli có đoạn có nghĩa: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân,
khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc
tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu
phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện
vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như
thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm
nghĩa nhiêu ích).
9- Định mệnh: Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến
nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân
xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ
không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của
Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.
10- Siêu
độ, siêu thoát: Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông
sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh,
vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất,
chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh
người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda còn duy trì. Có thể
có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người
chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương
trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự
tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi
thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy
thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho
người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa
siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi.
Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự
lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho
người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.
11- Huyền bí, bí mật: Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi
là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp
với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu
kín cả!
12- Tâm linh: Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn
lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn
hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có
các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung
Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit
có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!
13- Niết-bàn: Nhiều
người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm
chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn
kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài
Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lý thế gian giác. Ly
thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ
cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được.
14- Bỏ khổ, tìm lạc: Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!
15- Tu để được cái gì! Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì
đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc.
Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.
16- Tu là
sửa: Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”.
Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao?
Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy!
Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này
thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.
17- Vía: Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của
nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy
vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu,
nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại
nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm,
sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định
mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ
thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có
danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc
không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn,
Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là “đau khổ” khi trong lễ
an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!
18-
Bồ-tát: Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy,
chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển
mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có
hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí
tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh
Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng
sanh có trí tuệ nào khác.
19- Phật: Phật là âm của chữ Buddha,
nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm
Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác
ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được
gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời
không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do
trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác.
Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên.
20- Thể nhập: Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái
ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cãi ngã khác ấy có thể là dòng sông,
có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh,
thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi,
chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh
giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với
cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy,
mọi tham sân, phiền não không có chỗ để phan duyên, sanh khởi.
Tầng trệt của một quán bia ở London
có lẽ không phải là nơi mà hầu hết các chuyên gia tâm lý sẽ chọn để tổ
chức một cuộc thử nghiệm về cách thức con người ta đưa ra quyết định.
Thế nhưng với Daniel Richardson, nó là nơi hoàn toàn lý tưởng.
Là
một nhà nghiên cứu tại University College London, ông rất quan tâm đến
cách mà con người bị tác động bởi những người xung quanh - ví dụ như
việc quan sát quyết định của người khác làm ảnh hưởng đến quyết định của
chính chúng ta.
Để thử nghiệm điều này, ông cần một bối cảnh
trong đời thực, nơi mà con người ta gặp gỡ và giao tiếp, thay vì một
phòng thí nghiệm nơi mà họ thường bị cách ly.
Tối hôm đó, khoảng 50 người chúng tôi đã có mặt tại câu lạc bộ Phoenix Arts ở Soho để tham gia vào thí nghiệm của Richardson.
Không khí nơi khá vui nhộn.
Ảnh hưởng tâm lý
Richardson
đứng trước mặt chúng tôi, xắn tay áo như thể đang trình diễn trên sân
khấu. Tuy nhiên mọi thứ đều là một phần của một thí nghiệm khoa học
nghiêm túc.
Mỗi chúng tôi vào xem một trang web được thiết kế nhằm
phục vụ cuộc nghiên cứu này, trong đó cho phép chúng tôi di chuyển một
dấu chấm phía trên màn hình cảm ứng.
Dấu chấm của mỗi người sẽ hiện lên trên một màn hình lớn hơn ở phía trước căn phòng.
Như vậy, tất cả suy nghĩ của chúng tôi sẽ được trình chiếu ra cho tất cả mọi người, trong đó có cả Richardson.
Khi
tất cả mọi người di chuyển dấu chấm trên màn hình cá nhân của mình,
những dấu chấm trên màn hình lớn giống như một đàn ong giận dữ.
Khi
chúng tôi đã bắt đầu thạo thao tác, ông bắt đầu hỏi câu hỏi đầu tiên:
“Bạn đã bao giờ gian lận khi làm một bài kiểm tra nào đó chưa?”
Những
người trả lời ‘không’ di chuyển dấu chấm của mình sang bên trái, và
những người trả lời ‘có’ di chuyển dấu chấm của họ sang bên phải.
Ban đầu chúng tôi đưa ra câu trả lời một cách riêng
lẻ, và các dấu chấm được ẩn đi trên màn hình lớn. Sau đó, chúng tôi trả
lời theo nhóm.
Richardson muốn biết là sự khác biệt này liệu có
dẫn đến những kết quả khác nhau không. Liệu chúng tôi có trung thực hơn
khi trả lời một mình và liệu chúng tôi có thay đổi câu trả lời của mình
trước tác động của người khác hay không?
Phần chính của cuộc thử nghiệm bắt đầu, và chúng tôi bắt đầu được hỏi ý kiến về những chủ đề khác nhau.
“Anh quốc có nên rời EU không?” Richardson hỏi.
Hầu hết các dấu chấm đều chạy qua bên trái, tức ‘không’.
“Các
cuộc đình công của công nhân tàu điện ngầm cần bị pháp luật cấm đoán.”
Các dấu chấm bay loạn xạ vì chúng tôi đã tìm kiếm câu trả lời mà số đông
có thể chấp nhận.
“Người đi mua ăn cho bạn bè cần được chia phần
nhiều hơn.” Cũng một chút hỗn độn trước khi các dấu chấm thi nhau chạy
sang bên trái.
Thế nhưng liệu có bao nhiêu người trong chúng ta tỏ ra lưỡng lự nếu những dấu chấm này được ẩn đi?
Đáng
tiếc là kết quả cuối cùng không được tiết lộ cùng đêm đó (bởi chúng sẽ
được dùng như một phần trong bài luận lấy bằng tiến sỹ).
Thế nhưng Richardson nghĩ rằng chúng sẽ giúp chúng ta thấy được tác động nguy hiểm của tính bầy đàn.
Khi
ở trong một nhóm, con người ta thường đưa ra những quyết định nặng về
mặt định kiến và kém thông minh hơn so với lúc đưa ra quyết định một
mình.
“Khi con người ta tương tác, họ lại đồng ý với nhau và từ đó đưa ra những quyết định tệ hơn,” ông nói.
“Họ
không chia sẻ thông tin, họ chỉ chia sẻ định kiến. Chúng tôi đang tìm
hiểu nguyên nhân dẫn đến điều này và từ đó tìm ra cách để đưa ra một
quyết định tốt hơn trong tập thể.”
Hiệu ứng 'sự khôn ngoan của đám đông'
Nghiên cứu của Richarson về sự hùa theo tiếp nối những nghiên cứu về tâm lý đã diễn ra suốt 60 năm qua.
Hồi
thập niên 1950, nhà tâm lý học tại Harvard, Solomon Asch, đã chỉ ra
rằng con người ta thường hùa theo quyết định của số đông ngay cả khi
quyết định đó sai rõ ràng, và ngay cả khiến họ phải đi ngược lại lý trí
của mình.
Cũng trong thời gian đó, Read Tuddenham từ Đại học
California chỉ ra rằng các sinh viên của ông sẽ đưa ra những câu trả lời
quái gở đối với những câu hỏi đơn giản, ví dụ như các bé trai có tuổi
đời trung bình là 25 năm - khi mà họ nghĩ rằng những người khác đã có
cùng câu trả lời.
Tính bầy đàn hoàn toàn đối lập với hiệu ứng ‘sự
khôn ngoan của đám đông’ - khi mà ý kiến của số đông thường giúp đưa ra
những câu hỏi hoặc dự đoán chính xác hơn là ý kiến cá nhân.
Điều này chỉ xảy ra khi mà các cá nhân trong đám đông đó đưa ra quyết định một cách độc lập.
Điều
này chỉ hiệu quả khi có sự độc lập rõ ràng giữa các cá thể trong đám
đông, và hiệu quả nhất khi đó là đám đông có các thành viên đa dạng.
Trong một nhóm có nhiều điểm tương đồng, các thành viên có cùng nhân
dạng và nhu cầu đoàn kết sẽ vượt lên trên tất cả.
Vì vậy, khi
Richardson đưa ra bức hình của một con cá heo sát thủ và hỏi chúng tôi
về cân nặng của nó, ông nên dựa vào mức độ trung bình ở tất cả các câu
trả lời của từng cá nhân, thay vì dựa vào những dấu chấm trên màn hình
lớn.
Đó là nói về mặt lý thuyết. Những dữ liệu từ cuộc thí nghiệm
sẽ giúp Richardson và các sinh viên của ông kiểm tra lý thuyết này và
tìm hiểu sâu hơn về việc sự diện của người khác sẽ tác động đến suy nghĩ
của chúng ta ra sao.
Ông đã để lại cho chúng tôi một suy nghĩ xa
hơn về mạng xã hội: “Chúng ta nghĩ về Internet như là một siêu xa lộ
thông tin. Thế nhưng nó không phải là vậy, nó là một siêu xa lộ những
thành kiến. Twitter và Facebook là những công cụ chia sẻ thông tin tuyệt
vời, nhưng vì chúng ta đang chia sẻ những định kiến của mình, nó khiến
chúng ta trở nên ngu xuẩn hơn.”
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên
BBC Future.
1. Người không học hỏi thêm ngoài thời gian làm việc
Khác biệt trong công việc giữa người với người là
cách sử dụng thời gian ngoài thời gian làm việc. Người luôn có thời
gian rảnh rất khó thành công, người lúc nào cũng bận rộn mới rất có thể
sẽ thành công. Khoảng thời gian ngoài 8 tiếng làm việc quyết định hiện
tại và tương lai của bạn. Có học tập thì mới có quyền lựa chọn,
không có tri thức thì không có thưởng thức. Vì vậy muốn có thưởng thức
thì bạn phải bước vào phòng học. Không phải xã hội phát triển quá nhanh,
mà là tư duy của chúng ta quá chậm. Tại sao chúng ta tư duy chậm? Là do
chúng ta không chịu học thêm. Hai đau thương lớn của đời người là:
Thành vợ chồng rồi thì không yêu nữa, tốt nghiệp xong thì không học nữa.
Cự tuyệt học tập chính là cự tuyệt phát triển, phụ huynh không học tập
sẽ bị con cái bỏ xa làm khoảng cách giữa hai thế hệ ngày càng lớn.
Người học tập giống như một cây cao lớn, tự nhiên sẽ có những bụi cây
cao mọc xung quanh. Một người không học sẽ tách rời với xã hội, không
theo kịp tiến độ của thời đại, như người sống ở thế kỷ 21 nhưng tư tưởng
lại ở thế kỷ 20. Vậy rốt cuộc là phải học cái gì? Từ công thức thành công tìm ra điểm yếu của mình rồi khắc phục nó: Thành công = 40% quan niệm tư tưởng + 40% quan hệ xã hội + 20% năng lực chuyên môn. Bạn cần có hai mảnh đất, một mảnh để ban ngày no bụng, một mảnh để buổi tối trồng trọt cho tương lai.
2. Người không chịu tiếp thu cái mới
Một ý tưởng mới, một phát minh mới nào đó đều có vai trò quan trọng
trong sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, nếu một cái mới vừa ra đời
lại bị hoài nghi cự tuyệt thì không thể đưa đến xu thế phát triển.
Vây nên xu thế không thể dùng con mắt để nhìn mà phải dùng nhãn quan để
phán đoán. Ai nắm bắt được xu thế sẽ nắm bắt được tương lai, không nên
lấy suy luận làm kết luận, chỉ sử dụng những cái mình biết để phán đoán
tương lai. Người mắt điếc tai ngơ trước cái mới nhất định sẽ bị xã hội
đào thải.
3. Người chỉ dựa vào mình đơn đả độc đấu
Thế kỷ 21
là thời đại anh hùng thoái vị tập thể lên ngôi, nơi nào xây dựng được
tập thể tốt thì nơi đó sẽ chiếm được thì trường.
Bạn nên biết 1+1=2
là toán học, còn 1+1=11 là kinh tế học. Bạn dễ dàng bẻ gãy 1 chiếc đũa
nhưng 10 đôi đũa bó lại thì bạn không thể bẻ gãy.
4. Người có tâm lý yếu ớt dễ bị tổn thương
Phát sinh sự việc to nhỏ không quan trọng, cách nghĩ và cánh nhìn của bạn mới là quan trọng.
Bản thân sự việc không làm tổn thương bạn, mà chính cách nghĩ của bạn
khiến bạn tổn thương. Trong cuộc sống luôn có những chuyện không như ý
xảy đến với bạn, nếu tâm lý của bạn yếu đuối dễ bị tổn thương, bạn sẽ
rất dễ bị xã hội đào thải.
5. Người chỉ có một nghề, không có năng khiếu nào khác
Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng năm 2015 có 50 ngành nghề bị đào thải.
Không có nguy cơ chính là nguy cơ lớn nhất, thỏa mãn với hiện tại là
cái bẫy khổng lồ. Khi đắc ý nhất nên tìm đường lui cho mình, đừng đợi
đến lúc không được như ý mới tìm đường lui.
6. Người thiển cận toàn so đo tính toán những chuyện trước mắt
So bì tị nạnh những việc nhỏ nhặt trước mắt sẽ đánh mất đi tương lai,
so đo món tiền nhỏ sẽ đánh mất món tiền lớn, không có tầm nhìn xa trông
rộng sẽ dẫn đến hẹp hòi.
Một loại đầu tư tốt nhất trên thế giới và
không có rủi ro chính là đầu tư vào học tập, học tập có thể giúp người
ta có tầm nhìn xa, học mới thấy được xu thế của tương lai.
7. Người có khả năng thương lượng kém
Cổ nhân nói chuyện nhỏ không nhẫn, hay nổi cáu, không thể mưu sự chuyện
lớn. Chỉ số thông minh cao có thể tìm được một công việc tốt, người
biết thương lượng trong hoàn cảnh khó khăn là người có thể đạt tới đỉnh
cao. Trên thế giới, người gặp phải khó khăn liền trốn tránh trách nhiệm
chiếm đến 80%, người gặp phải chuyện khó khăn có thể giải quyết một cách
dễ dàng chiếm 15% là những người thành công, 5% còn lại dù có đốt đèn
lồng đi tìm cũng khó thấy chính là những con người sẽ trở thành những
nhân vật đỉnh cao.
Các nhà tâm lý học đã tổng hợp ra 4 trường hợp sau:
Người có năng lực nhưng nóng tính —> có tài nhưng không gặp thời;
Người có năng lực mà không nóng tính —> sự nghiệp phát triển thuận lợi;
Người không có năng lực mà lại nóng tính —> không làm nổi chuyện gì;
Người không có năng lực cũng không nóng tính —> được người khác giúp đỡ.
8. Người quan niệm lạc hậu, tri thức cổ hủ
Thực phẩm hết hạn sử dụng không thể ăn, quan niệm quá hạn không thể sử dụng.
Trong thế kỷ 21 này, thành công không phải là bạn vượt qua bao nhiêu
người mà là bạn giúp đỡ bao nhiêu người, kẻ địch lớn nhất không phải là
người khác mà là chính mình, thành công là biết phát huy được ưu điểm,
thất bại lại tổng hợp của khuyết điểm.
Không nên cậy mình là người
“cao lớn”, làm ra vẻ người lớn cho rằng thế này là đúng thế kia là sai,
hãy học cách đặt mình vào vị trí của người khác thì thế giới này mới
thuộc về bạn. Hiện nay đang trong tình cảnh cạnh tranh vô cùng kịch
liệt, hãy tận dụng thời gian không ngừng học tập bồi dưỡng khả năng quan
sát bạn sẽ nắm vững được tương lai.
- ST -
Bài viết sau đây là Tài Liệu nghiên cứu của Bác Sĩ Trần Ðại Sĩ, được trình bày tại Viện Pháp-Á năm 1991
Chúng
tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần
Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á
(Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp,
đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh. Trong dịp khai giảng
niên học này, IFA đã mời một số đông các học giả, trí thức và ký giả
tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị.
Xin
nhắc lại, trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho
Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne
Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa
(Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đã được các đồng
nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống ADN để tìm lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam.
Chính
với công trình nghiên cứu của tác giả trong thời gian 1977-1991, dùng
hệ thống ADN phân biệt dân-tộc Trung-hoa, dân tộc Việt-Nam…đã kết thúc
cuộc tranh cãi 90 năm qua biên giới cổ của Việt–Nam. Kết luận về nguồn
gốc dân tộc Việt-Nam bằng khoa ADN đi ngược lại với tất cả các thuyết từ
trước đến giờ. Các thuyết này khẳng định người Việt do người Hoa di cư
xuống để trốn lạnh, để tỵ nạn v.v. Nhưng ADN cho biết chính người ở vùng
Đông Nam Á đã đi lên phương Bắc thành người Hoa.
Sau
khi bài diễn văn này phổ biến (1991), có một số “học giả” vì không theo
kịp đà tiến hóa của khoa học, đã lên tiếng chỉ trích chúng tôi. Biết
rằng họ dốt nát quá, muốn giải thích cho họ, họ phải có một trình độ nào
đó… vì vậy chúng tôi không trả lời. Phần nghiên cứu của chúng tôi quá
dài, quá chuyên môn. Độc giả muốn tìm hiểu thêm có thể đọc công trình
nghiên cứu dưới đây:
J.Y.CHU,
cùng 13 nhà bác học Trung-quốc cũng nghiên cứu Di-truyền học ADN (DNA),
công bố năm 1998: The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20,
ngày 29 tháng 7 năm 1998. Tài liệu khẳng định rằng nguồn gốc người
Trung-hoa, Đông Á, do người Đông-Nam-á đi lên, chứ không phải do người
Trung-hoa di cư xuống.
ALBERTO-PIAZZA
(đại học Torino, Ý): Human Evolution: Towards a genetic history of
China, Proc.of Natl. Acad. Sci, USA, Vol 395, No 6707-1998.
LI
YIN, Distribution of halotypes from a chrosmosomes 21 Region –
distinguishes multiple prehistotic human migrations – Proc.of Natl.
Acad. Sci – USA, Vol.96 , 1999.
Về
bài diễn văn này, từ năm 1991, có rất nhiều bản dịch sang nhiều thứ
tiếng, đăng trên nhiều báo khác nhau. Mỗi dịch giả lại tự ý lược đi, đôi
khi cắt mất nhiều đoạn. Nay chúng tôi xin dịch nguyên bản, đầy đủ. Vì
vậy độc giả thấy có nhiều đoạn quá chuyên môn, xin lướt qua.
Trong
khi diễn giả trình bầy, ông có ngắt ra nhiều đoạn, để thính giả thảo
luận. Các bài trích đăng trước không ghi phần này. Để độc giả dễ theo
dõi, cô Tăng Hồng Minh (THM) ghi chép, chú giải đặt ngay dưới đoạn liên
hệ, thay vì ghi ở cuối bài.
Khi
xuất bản lần thứ nhất², bộ Anh-hùng Bắc-cương của giáo-sư Trần, chúng
tôi có cho trích một phần bài này in vào cuối quyển 4. Nay chúng tôi
công bố toàn bộ tài liệu, lấy làm tài liệu chính thức và phủ nhận tất cả
những bản do nhiều nơi phổ biến trước đây.
Paris ngày 10-10-2001
Sở tu thư, viện Pháp-Á
Kính thưa ông Viện-trưởng, Kính thưa quý đồng nghiệp, Kính thưa quý vị quan khách. Các bạn sinh viên rất thân mến,
Tôi
không phải là nhà sử học, cũng không phải là nhà khảo cổ, hay nhà chủng
tộc học. Tôi chỉ là một thầy thuốc. Nhưng những may mắn đến tiếp diễn
trong suốt cuộc đời, vô tình đã đưa tôi đến đây trình bày cùng quý vị về
nguồn gốc, biên giới cổ của tộc Việt.
Ở
cuối giảng đường này tôi thấy có nhiều bạn trẻ bật cười. Tôi biết bạn
bật cười vì đa số người ta đều than đời bất hạnh, toàn rủi ro. Còn tôi,
tôi lại nói rằng suốt cuộc đời toàn may mắn. Tôi có thể nói thực với
Quý-vị rằng, về phương diện nghiên cứu học hành, suốt đời tôi, tôi có
cảm tưởng tổ tiên đã trải thảm cho tôi đi trên con đường vô tận đầy hoa.
Nếu bạn chịu khó đọc bộ Sexologie médicale chinoise của tôi, phần bài
tựa tôi có viết:
“Trong
lịch sử cổ kim nhân loại, nếu có người may mắn về phương diện nghiên
cứu học hành, tôi đứng đầu. Nhưng nếu có người bất hạnh nhất trong tình
trường tôi cũng đứng đầu”.
Hôm
nay tôi trình bày với Quý-vị về công cuộc đi tìm biên giới cổ của nước
Việt-Nam và nguồn gốc tộc Việt, Quý-vị sẽ thấy tôi may mắn biết chừng
nào, và Quý-vị sẽ thấy tộc Việt chúng tôi anh hùng biết bao. Nhưng gần
đây, vì chiến tranh tiếp diễn trong hơn 30 năm, khiến cho đất nước chúng
tôi điêu-tàn, và… hiện nước tôi là một trong bốn nước nghèo nhất trên
thế giới.
I. SƠ TẦM VỀ TỘC VIỆT
Năm
lên năm, tôi học chữ Nho, một loại chữ của Trung-quốc, nhưng dùng chung
cho hầu hết các nước vùng Á-châu Thái-bình dương (ACTBD). Thầy khai tâm
của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi là một đại thần của triều đình
Ðại-Nam (tức Việt-Nam).
Chế
độ phong kiến của nước tôi đã chấm dứt từ năm 1945, hiện (1991) vị
Hoàng-đế cuối cùng của Ðại-Nam là Bảo Ðại. Ngài vẫn còn sống ở quận 16
Paris.
Năm
lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại
Việt-Nam. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học
chữ Nho. Bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời
sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho
bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học.
Hơn nữa học chữ Nho, tôi có một kho tàng văn hóa vĩ đại để đọc, để thỏa
mãn trí thức của tuổi thơ. Thành ra tôi học rất chuyên cần. Các bạn hiện
diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ
này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ
Tam tự kinh, sáu tháng để thuộc bộ Ấu-học ngũ ngôn thi. Năm bẩy tuổi tôi
được học sử, và năm chín tuổi bị nhét vào đầu bộ Ðại-học.
Chương
trình giáo dục cổ bắt học sinh học hai loại sử. Bắc-sử tức sử
Trung-quốc. Nam sử tức sử của Việt-Nam. Tôi được học Nam sử bằng chữ
Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng chữ Quốc ngữ vào năm bảy
tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng chữ Quốc ngữ,
rất giản lược, để dạy học sinh; không bằng một phần trăm những gì tôi
học ở nhà. Thầy giáo ở trường Pháp biết tôi là cái kho vô tận về sử
Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp về anh hùng nước
tôi. Chính vì vậy tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán
như:
Ðại-Việt sử ký toàn thư (ÐVSKTT), An-Nam chí lược (ANCL), Ðại-Việt thông-sử (ÐVTS), Khâm-định Việt sử thông giám cương mục (KÐVSTGCM), Ðại-Nam nhất thống chí (ÐNNTC). Ðại cương mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam sau:
«
Vua Minh cháu bốn đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến
núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một con trai tên
Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua
phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam.
Ngài dạy hai thái tử rằng:
«
Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm
cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy
điều hiếu hoà mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng
chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn ».
Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây thì chia làm hai:
1. Thần-Nông Bắc.
Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch) Vua Lai (2843-2794 trước Tây lịch) Vua Ly (2795-2751 trưước Tây-lịch) Vua Du-Võng (2752-2696 trước Tây-lịch). Ðến
đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng-đế từ
năm giáp Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời
đại Hoàng-đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã Thiên khởi chép quyển
một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về
thời đại Thần-Nông.
2. Triều đại Thần-Nông Nam.
Thái-tử
Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là
Kinh-Dương, lúc mười tuổi. Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập
quốc. Nếu cộng chung cho đến nay (1991) là 4870 năm, vì vậy người Việt
tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn hiến. (1)
[Nội
dung bài diễn văn hôm nay, tôi chỉ bàn đến diễn biến chính trị, lịch
sử, văn hóa, địa lý của dân tộc -Trung-hoa, và dân tộc Việt-Nam trong
khoảng thời gian 4870 năm từ năm 2879 trước Tây-lịch cho đến năm nay
1991. Còn như đi xa hơn về những thời tiền cổ, thời đồ đá, đồ đồng, đồ
sắt, quá phức tạp, quá dài, tôi không luận đến ở đây.]
Xét về cương giới cổ sử chép:
«
Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh-Dương (2), đặt tên nước là
Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tây. Vua Kinh-Dương lấy con
gái vua Động-đình là Long-nữõ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm
lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh-Dương
băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên
nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước
Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hải.)
Cổ sử đến đây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép:
«
Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm
con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị
giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối.
Hoàng-tử thứ nhất tới thứ mười lập ra vùng hồ Ðộng-đình. (Nay là Hồ-Nam, Quý-châu, Trung-quốc.) Hoàng-tử
thứ mười một tới thứ hai mươi lập ra vùng Tượng-quận. (Nay là Vân-Nam
và một phần Quảng-Tây, Tứ-xuyên thuộc Trung-quốc.) Hoàng-tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi lập ra vùng Chiêm-thành. (Nay thuộc Việt-Nam, từ Thanh-hóa đến Ðồng-nai.) Hoàng-tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi lập ra vùng Lão-qua. (Nay là nước Lào và một phần Bắc Thái-lan.) Hoàng-tử thứ năm mươi mốt tới sáu mươi lập ra vùng Nam-hải. (Nay là Quảng-đông, và một phần Phúc-kiến, Trung-quốc.) Hoàng-tử thứ sáu mươi mốt tới bảy mươi lập ra vùng Quế-lâm. (Nay thuộc Quảng-tây, Trung-quốc.) Hoàng-tử thứ bảy mươi mốt tới tám mươi lập ra vùng Nhật-nam. (Nay thuộc Việt-Nam từ Nghệ-an tới Quảng-bình.) Hoàng-tử thứ tám mươi mốt tới chín mươi lập ra vùng Cửu-chân. (Nay thuộc Việt-Nam từ Ninh-bình tới Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh.) Hoàng
tử thứ chín mươi mốt tới một trăm lập ra vùng Giao-chỉ. (Nay là Bắc
Việt-Nam và một phần tỉnh Quảng-tây, Vân-Nam thuộc Trung-quốc.) Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng-tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết, để chầu hầu phụ mẫu ».
Một huyền sử khác lại thuật:
Vua
Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: « Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở với nhau
lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi
con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần »
Các
sử gia người Việt lấy năm vua Kinh-Dương lên làm vua là năm Nhâm-tuất
(2879 trước Tây-lịch), nhưng không tôn vua Kinh-Dương với Công-chúa con
vua Ðộng-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm Quốc-tổ
và Công-chúa Âu-Cơ làm Quốc-mẫu. Cho đến nay Quý-vị hỏi trăm người Việt
ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào:
« Chúng tôi là con Rồng, cháu Tiên. Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ ».
Chủ đạo của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin này.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong
việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y-khoa nhiều
nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về
khoa Anatomie của Ý và giáo sư sinh vật Vareilla Pascale của Pháp tích
cực giúp đỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng 5000 trước
Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh
Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-xuyên Trung-quốc, phía Ðông tới biển
Nam-hải. Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Ðông-dương.
1. Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ.
Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y-khoa là:
« Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do »
Biện
chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc
Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền
sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã
trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo đó là thờ các
anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn
phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân
chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học
giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy
nghĩ khác:
« Không có nguyên do, sao có chứng trạng? »
Vì
vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú. Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên
cứu nào, khi khảo về thời vua An-Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-quy
do vua móng làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại
là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng tôi lại tin và cuối cùng tôi
tìm ra sự thật. Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như
súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra kích thước của ba mũi tên đồng
của nỏ này.(4)
Trước
tôi đã có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và
Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời
đại Đồ-đá, thì 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien,
Indonésien, Australoide hay Nam-á. Với 29 cái thì không thể kết luận
rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương
sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước Tây-lịch đến 300 sau
Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng loại Mongoide. Với 32 cái thì không thể
kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoide.
Những
tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã
tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ.
Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống,
bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ
thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35
dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa
Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân
biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc
Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận: lãnh thổ
Văn-lang, tới hồ Ðộng-đình. (5)
Ghi chú của Tăng Hồng Minh:
Một
quan khách, nữ giáo sư khoa Thiên-văn học tên Madeleine Chevalier hỏi:
“ADN là gì? Tôi nghe nói, cũng như đọc trên báo hoài, mà không biết rõ
chi tiết cái hệ thống này?”
Trần Ðại-Sỹ: “Tôi xin nhường lời cho Giáo-sư Vareilla Pascale chuyên khoa về vấn đề này trả lời.”
Vareilla
Pascale: “Cảm ơn Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ đã cho tôi danh dự trả lời Giáo-sư
Chevalier. ADN viết tắt của từ Acide désoxyribonucléique, tiếng Anh là
Deoxyribosenucleic acide, viết tắt là DNA.”
(Phần
này khá dài, khoảng 20 trang A4, chúng tôi không dịch hết, vì quá
chuyên môn, chỉ dành cho sinh viên y khoa. Vả phần này quí độc giả có
thể tìm đọc trong bất cứ bộ tự điển Encyclopédie của Pháp hay Anh, Mỹ
nào.)
2. Những vấn đề.
Ranh
giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Ranh
giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh
giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Động-đình, thì ranh
giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hải.
Có thực như thế không?
Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.
Dưới đây là huyền thoại, huyền sử mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu. Tôi cần tra cứu cho ra:
Vấn đề thứ nhất,
Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-đình. Có thực như vậy không?
Truyền
thuyết nói Ðế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai.
Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam
truyền cho vua Kinh-Dương sau thành Văn-lang. Núi Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình nay vẫn còn. Nhưng liệu có di tích gì chứng minh chăng? Tôi phải đi tìm Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình.
Vấn đề thứ nhì,
Truyền
thuyết nói: Sau khi vua Kinh-Dương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi
Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi có
chín vạn hoa tầm xuân nở. Tôi phải đi tìm núi Tam-sơn ở hồ Ðộng-đình.
Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm trước chăng?
Vấn đề thứ ba,
Truyền
sử nói: Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi
bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài chầu Quốc-tổ,
Quốc-mẫu một lần. Cổ
sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con
lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương. Cánh
đồng Tương ở đâu? Nếu có cánh đồng Tương thì cũng có thể kết luận rằng
biên giới nước Văn-lang tới hồ Ðộng-đình. Tôi phải đi tìm.
Vấn đề thứ tư,
Chứng tích thứ nhất xác định:
Bộ
Sử-ký của Tư-mã, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc: vua nước Nam-Việt
là Triệu-Ðà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận,
Trường-sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch). Như
vậy biên giới Nam-Việt (Tức Việt-Nam) với Hán (Tức Trung-quốc) ở vùng
này. Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam, nằm ngay Nam ngạn
sông Trường-giang.
Vấn đề thứ năm,
Huyền sử nói rằng: trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng:
Khi
Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan đem
quân đánh Trường-sa (39 sauTây-lịch), thì nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử
trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật đó là Tương-giang thông với hồ
Ðộng-đình). Sau
đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch). Tướng
Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-đình là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mã Viện,
Lưu Long (40 sau Tây-lịch). Có
thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình không? Nếu có thì
ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Ðộng-đình.
Vấn đề thứ sáu,
Năm
42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào
Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại
Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở
đâu? Có trận này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây
quả tới Ba-thục (Tứ-xuyên.)
Thưa Quý-vị,
Nhưng
các sử gia gần đây (1900-1975) đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới
thời Văn-Lang rộng như vậy? Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt
hiện nay trăm cây số là cùng. Lại cũng có những người dốt nát
(1975-1991), không đủ sách đọc, không theo kịp sự tiến triển của y học,
họ chỉ đọc những tài liệu sai lầm, rồi họ như con ngựa kéo xe, chỉ biết
có vậy, chúng tôi thấy họ ngu dốt quá, nên không trả lời, cũng như giải
thích.
Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên mà đi tìm nguồn gốc.
V. ÐI TÌM BIÊN GIỚI NƯỚC VĂN- LANG. 1. Núi Ngũ-lĩnh.
Cuối
năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bay ở
Bắc-kinh đi Trường-sa. Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di
tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông
Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này.
Tôi
đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học
Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các
giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc
với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa
để nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành
ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp
về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm nằm trên
đại lộ Nhân-dân. Tôi mua cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò
vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi
những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt
tới.
Đầu tiên tôi đêi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc
Một là Ðại-dữu lĩnh. Hai là Quế-dương, Kỳ-điền lĩnh. Ba là Cửu-chân, Ðô-lung lĩnh. Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh. Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh. Về vị trí:
Ngọn Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-đông. Ngọn Ðại-dữu chạy từ huyện Ðại-dữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-đông. Ngọn Cửu-chân, Ðô-lung chạy từ Ðạo-huyện tỉnh Hồ-nam tới Gia- huyện tỉnh Quảng-tây. Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng-Ðông. Ngọn Quế-dương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-tây. Lập tức tôi thuê xe đi một vòng thăm các núi này. Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số.
Như
vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ.
Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam
thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-đình, mà hồ ở phía Bắc núi
đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:
Một
là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia
địa giớị Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh
mông, sóng lớn quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôị Còn
vua Kinh-Dương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Ðộng-đình
(một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.
Hai
là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một
khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ
Ðộng-đình mới thuộc lãnh địa Việt.
Kết luận:
«
Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể
núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa
». Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.
2. Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh.
Tương
truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-dương, phân chia
lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi
là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không
biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào? Trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm
dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ
Tương-giang. Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ
không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ.
Tôi đi thăm Thiên-đài.
Thiên-đài
là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên
đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn
nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu
ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất
hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằng đá
là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ
đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối, chữ còn, chữ mất.
Tại
thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng
chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Ðầu đề ghi:
Thiên-đài di sự lục Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.
Trinh-quán
là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến
Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào?
Tuy
sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn.
Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách
có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu
Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ
ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy
(1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc
loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong
Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi
đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô
cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào hồi
sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại
việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra
Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng
mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn còn kể
thêm:
«
Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Đương.
Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút
khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài
lễ, nghe người giữõ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử
chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núi. Về đời
Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô
hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».
Tôi
biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của
Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tư-mã thời vua Trưng.
Còn tướng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng
quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ
Ðộng-đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi
quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi
thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến,
khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.
Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:
Thoát thân Nam thành xưng sư tổ, Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh.
Hai
câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Ðạt-Ða đang đêm ra khỏi thành đi tìm
lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh. Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái an dân.
Hai câu này là ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.
Nơi có dấu vết Thiên-đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:
Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc. Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường.
Nghĩa
là: Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời
phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống
Việt-thường. Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có đôi câu đối:
Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế, Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long.
Nghĩa
là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Ðộng-đình làm kinh tâm vua
Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bại Mã Viện ở phía Nam
hồ Ðộng-đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh
trấn Lưu Long.
Kết luận:
«
Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên
thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa
thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình ».
3. Cánh đồng Tương,
Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:
Một
là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên
núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.
Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.
Tôi đoán:
Cả
hai vị Quốc-tổ Kinh-Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu
lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh
đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Ðộng-đình.
Phía
Nam hồ Ðộng-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811
km, lưu vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tây. Vậy cánh
đồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương giang.
Tôi
thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi xuất phát ra Tương-giang là hồ
Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm, tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế
cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-dương.Vô tình tôi tìm
ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng
tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ
hồ Động-đình trở xuống, trên cửa sông Tương cũng như hai bên bờ chim Âu
bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, Âu-hồ, giống chim này càng
nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa thủ
phủ của Hồ-nam rồi tới các quận lỵ Tương-đàm, Chu-châu, Hành-dương,
Quế-dương.
Không khó nhọc tôi tìm ra:
«
Cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là
hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-giang. Phía Tây
là vùng Chiêu-dương, Lãnh-thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu
vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy, Thạch-khê-thủy ».
Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:
«
Quốc-tổ Lạc Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng
có tên. Nhưng vì lâu ngày người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy
con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang mà
gọi là Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ, thì họ
nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ thì phải đẻ ra trứng. Còn
con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như
trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là
tất cả dân ttrong nước đều là con Quốc-mẫu »
Kết luận:
«
Đã có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại
đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài. Nay chứng
cớ được kiểm điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-đình
».
4. Hồ Ðộng-đình và Tam-sơn
Hồ
Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nơi phát
tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-bắc,
tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi
là tỉnh Hồ-nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-nam. Hồ thông với sông
Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa
nước sông Trường-giang, rồi đổ vào Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi
Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các các nữ tướng thời vua
Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh
chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để
thấy rõ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê-di-hận (6). Hồ
rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38,5 mét, về mùa nước lớn
là 39,20 mét. Tra trong chính sử thì quả hồ Động-đình thuộc lãnh địa
Văn-Lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng
thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng-Đế. Sử
gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây
phương thì vua Du-Võng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong
vùng đồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là
Viêm-đế. Còn vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc
xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu
nhưng không giỏi võ bị nên bị thua. Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1,
Ngũ-đế bản kỷ chép rằng:
«…Thời
vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau,
khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng chinh
phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư
hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu thì
Suy-Vưu mạnh nhất.
Vua
Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu
chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã,
vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với
vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.
Suy-Vưu
làm lọan, không tuân đế hiệu. Hoàng-Đế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu
đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử
thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem
quân chinh phục.
Lãnh
thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông. Phía Tây
tới núi Không-động, Kê-đầu. Nam tới Giang, Hùng, Tương… »(7)
Sông
Giang đây tức là sông Trường-giang, Hùng đây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương
là Tương-sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc
Trường-sa.
Kết luận:
«
Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình.
Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ
Hồng-bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh thổ Trung-quốc thời
Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm Trường-sa, hồ
Động-đình vẫn thuộc Văn-lang. Khi
chính sử ghi chép như vậy thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Ðộng-đình,
núi Tam-sơn không còn là huyền thoại nữa. Vậy chuyện các ngài lên núi
hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.
5. Biên giới lĩnh địa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch.
Sử
Hán là bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên. Sử Việt như bộ Ðại-Việt sử ký toàn
thư, Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ
nhì trước Tây-lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới
vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Ðộng-đình.
Sử
Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Ðà lập quốc ở
lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Ðồ Thư mang quân sang đánh
Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận:
Nam-hải (Quảng-đông và một phần Phúc-kiến), Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu), Tượng-quận (Vân-nam và một phần Quý-châu). Vua
An-Dương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung và Cao-cảnh hầu Cao Nỗ đem quân
chống, giết được Ðồ Thư và tiêu diệt nữa triệu quân Tần. Tuy vậy vua
An-Dương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất.
Sau
nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng
Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp
trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc lập ra nước
Nam-Việt. Lãnh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử
gia nào chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết
rằng lãnh địa Nam-Việt là lãnh địa thời Văn-lang.
Trong
khi Triệu Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc
chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lưu Bang thắng Hạng Vũ lập ra
nhà Hán. Lưu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho
Triệu Đà. Đúng ra Triệu Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ
hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Đà đều ở vùng Chân-định. Đà sợ nhà Hán
tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước.
Năm
183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lã-hậu chuyên
quuyền cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà
không thần phục nhà Hán, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.
Kết luận:
«
Trường-sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt,
Bắc tới Trường-sa. Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà
Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới
Nam-ngạn sông Trường-giang ».
6. Lĩnh địa thời vua Trưng
6.1. Vua Bà của Trung-quốc là vua Trưng,
Trong
những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi
trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây,
Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên… tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì
nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra
sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà,
mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp
năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời
vua Bà.
Bấy
giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại
thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn
vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau:
«
Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công
chúa đứng hầụVì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng
Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống hạ giớị Hai công chúa đi đầu
thai được mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên
đầu thai xuống theo hai công chúa. Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm
loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp
loạn. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ
không dám đị Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theo.
Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng đời Ðông-Hán.
Còn
hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là
Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông
minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, được gả cho Ðặng Thi-Sách.
Thi-Sách
làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng
Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên
chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông
Trường-giang: Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hảị
Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.
Quang-Vũ
nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhương tướng
quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật
Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-đình. Mã Viện, Lưu Long bị bạịVua Quang Vũ
truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt
phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh
quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Ðộng-đình, oán khí bốc lên
tới trời.
Ngọc-hoàng
Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bạị Ngài phải
sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Lai. Ðức Phật sai mười
tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bạị Cuối cùng ngài
truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm
đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quán Thế Âm thuyết pháp
nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu.
Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:
Tích trù Ðộng-đình uy trấn Hán, Phương lưu thanh sử lực phù Trưng
(Một trận Ðộng-đình uy trấn Hán Tên còn trong sử sức phù Trưng).
Bỏ
ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh:
Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính
thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn
sót lại. Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là
vua Trưng.
Kết luận:
«
Khi đã có nữ tướng Phật Nguyệt đánh trận Trường-sa, hồ Động-đình. Mà có
trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam
sông Trường-giang ».
6.2. Quả có trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình năm 39 sau Tây-lịch,
Huyền
sử (những cuốn phổ) nói rằng: Khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần
Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu
năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần
Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang
chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ
khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi
qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980
tôi đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương
chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đoạn chép:
«
Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa
bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ».
Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.(9)
Kết luận:
«
Thời Lĩnh-Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu-Lan,
Lại Thế-Cường đánh trận Trường-sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan
tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có
hồ Trường-sa, hồ Động-đình ».
6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch,
Huyền
sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được
vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng vì quân ít, thế
cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đã
tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:
Nghĩa là: Trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏi. Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.
Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngoại ô Thăng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy?
Tôi
không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao? Vì ba ngài
chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn
tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải
mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào
năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long).
Vì
vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn CMFC sang Vân-Nam,
Trung-quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng
Cholestérol, Triglycéride… Lợi dụng dịp nhầy, tôi quyết tìm cho ra sự
thực.
Ghi chú của Tăng Hồng Minh:
Phái đoàn gồm: Trưởng-đoàn: Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ, Thành
viên: Bác-sĩ Pascale Vareilla (Biologie), Claude Tarentino (Anatomie),
Antonio Fernandes (Cardiologie.) Các dược sĩ: Valérie Cordinante, Jean
Marie Limager. Kỹ sư canh nông Antoine Reynault, và một diễn viên điện
ảnh Hương-cảng.
Trong
chương trình phái đoàn chỉ công tác tại các vùng thuộc Vân-Nam như:
Chiêu-dương, Đông-xuyên, Khâu-bắc, Nguyên-dương, Bảo-sơn, Điền-Bắc,
Côn-minh; rồi dùng phi cơ từ Côn-minh trở về Paris. Nhưng khi tới
Đông-xuyên, giáo sư Trần Đại-Sỹ tìm ra dấu vết cuộc chiến giữa quân vua
Trưng và quân Hán, mà không rõ ràng cho lắm. Ông dẫn phái đoàn trở lại
Côn-minh, sau khi thảo luận với giáo-sư sử học Đoàn Dương của đại học
Văn-sử, được giáo sư Đoàn cho biết: “Trong truyền thuyết dân gian nói
rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán
tại Bồ-lăng. Nay Bồ-lăng nằm trên lãnh thổ Tứ-xuyên, chỗ ngã ba sông
Trường-giang và Ô-giang.” Thế là giáo sư Trần Đại-Sỹ đề nghị phái đoàn
dùng đường thủy về Hồ-Nam, sau đó đáp phi cơ từ Hồ-Nam ra Hương-cảng,
rồi đi Paris.
Trên
đường từ Độ-khẩu (Vân-Nam) đi Hồ-Nam, sẽ qua… Bồ-lăng. Được đi chơi, dĩ
nhiên phái đoàn mừng không sao tả siết!!!. Dĩ nhiên túi tiền của CMFC
vơi đi 53.074 dollars nữa để chi cho phái đoàn.
Theo
tôi, với số tiền ấy, mà kết quả tìm được Tây-biên của Lĩnh-Nam, cũng rẻ
chán. Thế nhưng khi trở về Paris, vụ này đồn đại ra ngoài, một Bác-sĩ
Việt-Nam tên Trần L. (từng là bộ trưởng Y-tế hồi VNCH), viết thư cho ông
bộ trưởng Văn-hóa Pháp, tố cáo Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ lợi dụng chức vụ
trưởng đoàn công tác y khoa, để tìm di tích cổ sử viết sách. Ông
Bộ-trưởng trả lời đại ý: “Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ không dùng một xu
(centimes) nào của chính phủ Pháp, nên bộ không có thẩm quyền.”
Cuối
thư ông Bộ-trưởng hạ một câu: “Ví dù Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ có lợi dụng
chức vụ, có dùng tiền của bộ Văn-hóa, mà tìm tư liệu làm giầu cho thư
viện Pháp thì là điều đáng khuyến khích. Hơn nữa tài liệu đó làm lợi cho
Việt-Nam, Ông (Trần L.) phải vui mừng mới phải chứ.”
Tăng Hồng Minh tôi là người Việt gốc Hoa, tôi xin tiết lộ một chi tiết này, để các vị độc giả Việt-Nam suy nghĩ!!!
Thế
là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang)
qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang,
Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho
xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua
Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước
1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân
chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà
là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá
lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.
Trước
miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để
bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi, Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là: Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu. Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.
Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối.
Giang-thượng tam anh phù nữ chúa, Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là: Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa. Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Ông
chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông
nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây
để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái
cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị vạc mất. Ông đề
nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua
giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng.
Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết
bằng sơn thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn
Ngọc-động, huyện Gia-lâm, Hà-nội:
Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định, Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.
Nghĩa là: Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định. Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.
Kết luận:
Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay.
7. Nghiên cứu những khai quật
Vào
những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài
liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là
Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư
tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích,
tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi đã giúp giáo
sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập
tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «Liên hệ
giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10). Bấy giờ tôi còn trẻ,
không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ
những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm.
Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác,
anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện,
xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.
Triều
đại Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với
thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn
(11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam,
Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện
hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai
rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa
tộc Việt giống nhau.
Sang
thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời
gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự
thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như
Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (13),
Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt,
rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau.
Ðồng 53%, Thíếc 15-16%, Chì 17-19%, Sắt 4%. Một ít vàng bạc. Khảo
về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho
đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường
giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Bây giờ
dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã
biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.
Kết luận,
« Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ».
8. Tổng kết,
Sáu vấn đề tôi nêu ra ở trên, rồi đi tìm, tất cả đều còn đầy đủ di tích.
Như
vậy: Biên giới cổ của nước Việt-Nam, với các triều đại Hồng-bàng,
Âu-lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng-đình, phía Tây giáp Tứ-xuyên.
V. KẾT LUẬN:
Thưa Quý-vị
Quý-vị
đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng
triết học, cho tới tin học, y học để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam,
về biên giới cổ của tộc Việt.
Trong
chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng
cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn
sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt
chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ
hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông
Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại
hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào
Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán.
Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.
Hồi
thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà Nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người
Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có
trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt,
Đông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường đều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trăm họ
hay trăm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra
trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con
số như ta tưởng ngày nay (14).
Các
vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông
Trường-giang lấy mốc là hồ Động-đình với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là
đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14
tuổi, tôi chỉ được học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong
khi đó gia đình cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của
Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh
văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh
thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Nay tôi mới chứng minh được.
Phải
chờ cho đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Văn-Mẫu
thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài
liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy
nạp, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay từ lần đầu gặp
nhau, mà một già, một trẻ đã có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sư Mẫu trên
50 tuổi mà lại có một cái nhìn rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái
nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ
tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt,
mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa ra. Vì vậy
tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Mẫu đem
viết thành tài liệu giảng dạy. Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ
căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin
lỗi các đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quý-vị.
Hồi
bấy giờ tôi sống ở Sài-gòn, thuộc Việt-Nam cộng-hòa đang là nước chống
Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc tìm kiếm thêm
tài liệu. Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng
nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp tìm
kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia đá
cùng miếu mạo, đền chùa và nhất là đến tại chỗ nghiên cứụ Gần đây nhờ
các đồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt được nguồn gốc tộc
Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt.
Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng:
Người Trung-hoa không phải là con trời như những văn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậy.
Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản đi tứ phương.
Không
hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay vì lý do chính trị di cư xuống
vùng đất hoang, tạo thành nước Việt. Trong lịch sử quả có một số người
Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay
người Việt di cư đi sống khắp thế giới.
Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngố ngếch đưa ra.
Theo
sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống người Trung-hoa, do giống
người từ Ðông Nam-á di lên. Những người Ðông Nam-á lại đến từ châu Phi
qua ngả Nam-á vào thời gian hơn 20.000 năm trước.
Người châu Phi đến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 năm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa.
Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan.
Biên
giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang đến vịnh
Thái-lan, Ðông tới biển. Tây tới Tứ-xuyên của Trung-quốc ngày nay.
Ðến
đây tôi xin phép các vị giáo sư, quý khách, các sinh viên cho tôi ngừng
lời. Xin hẹn lại quý vị đến tháng 11-92 tôi sẽ trình bày trước quý vị
về nguồn gốc triết Việt.
Trân trọng kính chào quý vị.
Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ, Giám đốc Trung-quốc sự vụ
Chú giải của Tăng Hồng Minh,
(1)
Tiêu biểu mới nhất là một nhóm thức giả do nhà văn Vương Kỳ Sơn đứng
chủ biên, đã xuất bản cuốn Việt-Nam đệ ngũ thiên niên kỷ vào năm 1994
tại Hoa-kỳ.
(2) Sau này được tôn thụy hiệu là Lục-Dương.
(3). Như vậy vua Lạc-Long lấy con gái của anh con bác.
(4).
Độc giả có thể tìm đọc tài liệu nghiên cứu này bạt quyển 1. Anh-hùng
Lĩnh-nam do Nam-Á Paris xuất bản 1987 mang tên « Bản phụ chú nghiên cứu
về nỏ thần ».
(5).
Phương pháp mà các giáo sư Tarentino, Vareilla Pascale dùng để biện
biệt những bộ xương khai quật trong cổ mộ vùng Hồ-nam, Vân-nam,
Quảng-châu, Quý-châu không khác các chuyên viên Hoa-kỳ trong ủy ban tìm
kiếm tử sĩ Hoa-kỳ tại Việt-nam đã xử dụng. Có điều, các chuyên viên
Hoa-kỳ gặp nhiều khó khăn hơn, vì phải đi vào chi tiết từng cá nhân, còn
IFA chỉ phân chủng loại.
(6).
Xin xem Cẩm-khê-di-hận do Nam-Á Paris xuất bản 1992, để biết hai trận
hồ Ðộng-đình. Một trận do Chu Tái-Kênh, Ðinh Xuân-Hoa, Phật-Nguyệt, Ðinh
Bạch- Nương, Ðinh Tĩnh-Nương, Quách-Lãng đánh với Lưu-Long, Mã-Viện.
Một trận do Hoàng Thiều-Hoa cùng với các tướng trên đánh với mười hai
đại tướng quân Hán.
(7). Tư-mã Thiên, Sử-ký, quyển 1, Ngũ-đế bản-kỷ, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959 trang 3-6.
(8).
Ðộc giả muốn biết chi tiết trận đánh lịch sử này, xin đọc Ðộng-đình hồ
ngoại-sử, cùng tác giả, do Nam-Á Paris xuất bản (1990).
(9). Xin đọc « Mùa xuân trên hồ Động-đình tưởng nhớ Trưng-Vương » trong phần bạt Anh-hùng Lĩnh-nam, do Nam-Á xuất bản 1987.
(10) Vũ Văn-Mẫu, Cổ luật Việt-nam và tư-pháp sử, quyển thứ nhất, tập thứ nhất, trang 9-51.
(11).
Chữ văn hóa Bắc-sơn ở đây chỉ có ý nghĩa rằng cuộc khai quật ở núi
Bắc-sơn (Lạng-sơn), đã tìm thấy những cổ vật đồ đá. (Thời kỳ đồ đá)
(12). Chữ văn hóa Ðông-sơn chỉ cuộc khai quật ở Ðông-sơn, đã tìm thấy đồ đồng (thời đồ đồng).
(13).
Hè 1992 sau khi cùng phái đoàn IFA du khảo về loại cây trị cholestérol ở
Vân-nam, thời gian còn lại, Giáo-sư Trab Ðại-Sỹ đi khảo cứu xương người
cùng các khai quật ở Vân-nam, Quảng Ðông (Trung-quốc), các tỉnh
Bắc-thái như Nùng-khai, Thanon, U-bon, U-don Tha-ni. Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ
đã tìm lại được hai trống đồng thời vua Trưng, ở Quảng-đông, để trong
bảo tàng viện địa phương. Ông đã mất rất nhiều tiền, cùng trăm ngàn khó
khăn mới mua và đưa lọt về Paris.
(14). Chữ trăm trong ngôn ngữ Việt có nhiều nghĩa.
Có nghĩa là đời người như:
Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều) Trăm năm xe sợi chỉ hồng, Bắt người tài sắc buộc trong khung trời Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng, Hễ ai có bạc tôi bồng trên tay. (ca dao) Có nghĩa là chết:
Khi nào cụ tôi trăm năm đi rồi.
Nhân sinh bách tuế vi kỳ (Người ta sinh ra lấy trăm năm làm hẹn)
Trăm năm như cõi trời chung, Có nghề cũng phải có công mới thành. (ca dao) Có nghĩa là tất cả:
Trăm họ, hay trăm bệnh,
Trăm hoa đua nở mùa xuân, Cớ sao cúc lại muộn buồn thế kia ? (ca dao)
Trăm dâu đổ đầu tằm. (Tục ngữ)
Trăm con trong huyền sử Việt hay Bách-Việt có nghĩa này.
Tài liệu nghiên cứu chính:
SÁCH CHỮ HÁN
Tư Mã-Thiên, Sử ký, Trung-hoa thư cục Thượng-hải xuất bản 1959
Ban-Cố, Tiền Hán thư, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959
Phạm Việp, Hậu Hán thư, Trung hoa thư cục xuất bản 1959.
Hoài Nam Tử, quyển 18, Trùng Hoa thư cục Ðài Bắc xuất bản, 1959.
Cố Dã-Vương, Ðịa-dư chí, Cẩm-chương thư cục xuất bản 1920. Trần Luân-Quýnh, Hải quốc kiến văn lục, cổ bản, thư viện Paris.
Lê Quý-Ðôn, Phu-biên tạp lục, cổ bản của thư viện Paris.
Lê Quý-Ðôn, Ðại-Việt thông sử, cổ bản của thư viện Paris. Phan huy-Ích, Lịch triều biến chương loại chí, cổ bản của thư viện Paris.
Quốc-sử quán, Hoàng-Việt địa dư chí, bản của thư viện Paris.
Quốc-sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản của thư viện Paris.
Ðịa đồ xuất bản xã, Trung-hoa nhân dân cộng hòa quốc phân tỉnh địa đồ tập, Bắc-kinh 1974.
Ðại học văn khoa Hồ-nam, Hồ-nam lịch đại khảo chứng 1980.
Cùng rất nhiều tài liệu không tác giả, lưu trữ tại thư viện, bảo tàng viện Hồ-nam, Quý-châu, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam.
SÁCH CHỮ PHÁP
Léonard Aurouseau. La première conquête chinoise des pays anamites, BEFEO XXIII
Claude Madrolle, Le Tonkin Ancien, BEFEO, XXXVII.
SÁCH CHỮ VIỆT
Ðào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Hà-nội 1946.