Tuesday, 24 November 2015

Cần một thứ sử học khác


Vương Trí Nhàn
coppy từ Vương Trí NhànBlog


Từ đầu thế kỷ 20, một trí thức nổi tiếng là Hoàng Cao Khải trong cuốn Việt sử yếu (viết năm 1914) đã nhận xét rằng bao đời nay, người Việt mình thường tỏ ra thạo sử Trung Quốc hơn sử Việt. Từ các sĩ phu và quan lại, tình hình này lan ra đến đông đảo dân chúng.
Có thể giải thích hiện tượng này bằng chế độ thi cử ngày xưa. Người ta chỉ cho thi Bắc sử. Và các trường học - dù là chốn Quốc tử giám của triều đình hay lớp học tự phát của một ông đồ nghèo ở một làng quê hoang vắng - đâu đâu người Việt cũng hình dung cuộc đời này qua các trang sử từ đời Trụ Kiệt đến đời Đường Tống...
Trong khi đó thì bên phần Nam sử, một vài bộ như Toàn thư, Cương mục, Việt sử tiêu án, Lịch triều tạp kỷ... mà ngày nay ta tự hào, thật ra là quá ít ỏi và chưa bao giờ được mang lưu hành rộng rãi và đưa ra giảng dạy.
Đến thời chúng ta, tình hình lại đi theo một hướng khác, nhưng kết cục vẫn như xưa.
Những bộ sử thời nay do Nhà nước chỉ đạo biên soạn. Sự định hướng về dân tộc tỏ ra quá mạnh, thậm chí tôi còn muốn nói thẳng là lâu nay chúng ta chẳng chú ý gì đến lịch sử các dân tộc khác, và đó là một nhược điểm, nó hạn chế ngay sự hiểu biết của chúng ta khi muốn quay về nhận diện chính mình.
Thế nhưng tại sao thanh thiếu niên cũng như nhiều người lớn tuổi vẫn thuộc, và qua phim ảnh, thấy thích sử Tàu hơn sử ta?
Nhiều người cho rằng sở dĩ như vậy là vì người Trung Quốc có nhiều tiền hơn, làm ra những thước phim mùi mẫn hơn.
Không, không phải vậy, hoặc lý do chủ yếu không phải vậy.
Cái lỗi trước hết là ở chính những cuốn sử đã viết, trong đó hạt nhân là khái niệm sử mà chúng ta đang sử dụng.
Ở những trang sử Trung Quốc, không chỉ có những ông vua, khi là minh quân khi là bạo chúa chuyên chế, như Càn Long, như Tần Thủy Hoàng, mà còn có Tào Tháo gian hùng, Bao Công hiểu rõ tình đời đen trắng, Kỷ Hiểu Lam chăm chỉ học hành, Bạch Cư Dị sau khi đổi việc quan được dân chúng lưu luyến đưa tiễn... Đủ loại sắc thái nhân văn khác nhau nối tiếp hiện ra trong bộ mặt con người Trung Hoa, được vẽ trong những trang sử ấy. Và đằng sau đó là hình ảnh của cả xã hội trong suốt chiều dài thời gian mà mặc dù chúng ta khi thì căm ghét, khi thì ghê rợn, song bao giờ cũng thấy hấp dẫn, đã biết rồi còn muốn biết nữa.
Quay trở lại với những gì được viết trong các bộ sử Việt Nam, mà khuôn mặt tiêu biểu thì thấy rõ nhất trong các sách lịch sử đang dùng ở các trường phổ thông và đại học. Đây tôi không nói về những gì đã xảy ra trong đời sống lịch sử ngàn năm của dân tộc, tôi chỉ muốn nói cái nó còn được ghi trong sách vở và truyền tụng giữa các đời.
Ở những trang sử ta viết cho ta, trên cái nền là một ít sự kiện nghèo nàn, không có những con người mà chỉ có những hình nhân với một vài lời lẽ, hành động đôi khi cũng ấn tượng, nhưng quá nghèo nàn, đơn sơ. Đọc những trang viết khô khan cằn cỗi đó, thật không hình dung ra trong hàng chục thế kỷ qua, cộng đồng chúng ta đã ăn ở, sinh hoạt ra sao, quan hệ với nhau thế nào. Lại càng không thể từ đó rút ra những gợi ý về kiếp làm người của mình hôm nay. Bởi những bài học mà người viết sử gửi kèm chỉ là những kiến thức chính trị nông cạn, hời hợt, đến với người ta theo lối áp đặt gượng gạo.
Sức phản cảm mà nó gây ra trong lớp trẻ thật ra là điều nhiều người đã thấy từ lâu rồi, chẳng qua tất cả cố tình làm ngơ vì biết rằng vô phương cứu vãn.
Cái lỗi không phải chỉ là do mấy người soạn sách giáo khoa. Cái lỗi ở đây là của những người làm sử. Và suy đến cùng là sự hạn chế, nếu không muốn nói là nghèo nàn, kém cỏi trong ý thức lịch sử của cả xã hội.
Vấn đề là ở tư duy lịch sử của người Việt.
Chúng ta là một cộng đồng mải chinh chiến hơn là xây dựng. Trong quá khứ, chúng ta dành quá ít thời gian và tâm trí để suy nghĩ về chính mình, tìm sự thật về chính mình... Đó không chỉ là tình hình có thật trong cuộc sống của người Việt từ lúc khởi nguyên và kéo dài suốt vài trăm năm gần đây, mà cũng là của thời đương đại.
Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của chiến tranh và cách mạng, nền sử học vốn rất còi cọc yếu đuối hôm nay chỉ dồn sức vào làm cho được nhiệm vụ trước mắt là giáo dục mọi người sẵn sàng ra trận, chứ sức đâu mà đáp ứng nổi cái nhu cầu tự nhận thức, cũng tức là nhu cầu soi lại quá khứ để xác định tương lai.
Ngay trong cái phần tốt đẹp nhất của nó, nền sử học mà chúng ta có cho đến hôm nay là một thứ sử học của tồn tại mà không phải là một thứ sử học dành cho một cộng đồng muốn phát triển. Tóm lại là vậy.

Cái việc lớp trẻ hiện nay từ chối sử học thật ra có một tác dụng tích cực. Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ tới một thứ sử khác, sinh động hơn, có hình ảnh con người nhiều hơn. Nghịch lý cuối cùng chỉ là trong khi những đòi hỏi đã cấp bách lắm rồi, thì những điều kiện cần thiết không biết bao giờ mới hội tụ đủ.

Tuesday, 17 November 2015

Buông bỏ là một loại trí tuệ, biết buông bỏ mới có hạnh phúc.

 coppy từ daikinguyenvn.com

Chúng ta thường nói muốn “buông bỏ”, nhưng rốt cuộc là “buông bỏ” điều gì chúng ta đã hiểu rõ chăng? Trong cuộc đời, nếu có thể buông bỏ những loại tâm dưới đây, bạn nhất định sẽ được bình thản và hạnh phúc!
1. Buông bỏ tranh luận
Có rất nhiều người không nhận thức được rằng mình cũng có sai phạm, mà luôn hy vọng mình vĩnh viễn đúng. Thực tình là đã không biết rằng, điều này là rất nguy hiểm trong các mối quan hệ với người khác. Ngoài ra nó còn đem lại cho chúng ta và cả người khác áp lực và sự thống khổ lớn. Vì vậy, lúc mà bạn muốn vùi đầu mình vào để tranh luận đúng sai, hãy hỏi lại mình xem làm như vậy có thực sự tốt không? Nó thực sự đem lại lợi ích chó cả mình và người khác sao?
2. Buông bỏ ham muốn khống chế
Hãy buông bỏ ham muốn kiểm soát người bên cạnh của bạn! Bất luận họ là người yêu, người đồng nghiệp, người thân bạn bè hay chỉ là một người quen biết qua. Đồng thời hãy buông bỏ dục vọng muốn khống chế hoàn cảnh và sự vật, hãy để chúng được tự nhiên với trạng thái của mình. Như vậy, bạn có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp từ họ!
3. Buông bỏ trách cứ
Đừng đi trách cứ người khác, cũng đừng dựa vào cảm nhận của mình để đi oán trách người khác. Nếu chỉ biết trách cứ người khác có thể bạn sẽ làm hại họ đấy!
4. Buông bỏ tâm thái bi thương hối hận
Rất nhiều người sở dĩ thống khổ là bởi vì họ luôn nghĩ đến những điều xấu, tiêu cực đã xảy ra. Nếu một việc gì đó không đúng đắn hay mình đã làm sai, đã nhận thức được rồi thì hãy nhìn về phía trước để bước tiếp. Nếu chỉ ngồi đó mà hối hận thì bạn sẽ chỉ chìm trong sự dày vò đó mà thôi!
5. Buông bỏ hạn cuộc bản thân
Việc gì là mình có thể làm, việc gì là mình không thể làm? Hãy buông bỏ suy nghĩ này, bởi vì nó sẽ khiến bạn bị hạn chế trong một vòng cấm. Hãy mở rộng cách suy nghĩ ra, có thể bạn sẽ còn bay cao hơn những gì bạn tưởng tượng trong suy nghĩ đấy!
6. Buông bỏ tính phàn nàn
Buồn vui là do chính mình lựa chọn, đừng phàn nàn người khác! Trước khi phàn nàn người khác, tại sao bạn không nghĩ cách thay đổi chính mình? Thay đổi cách nhìn nhận của mình có thể khiến hoàn cảnh thay đổi, hãy suy nghĩ tích cực lên!
7. Buông bỏ tâm phê bình
Kỳ thực mỗi người chúng ta là khác nhau, đừng nên đi phê bình người khác bởi vì tuy là khác nhau nhưng ai ai cũng mong muốn được vui vẻ, hy vọng được người khác yêu thương và thông hiểu.
8. Buông bỏ tâm hư vinh
Đừng nên nói hay làm gì chỉ để lấy lòng người khác! Chỉ có lúc bạn sống thật là chính mình bạn mới có thể thực sự hấp dẫn người khác.
9. Buông bỏ tâm phán đoán tùy tiện
Đừng tự đi định nghĩa những người và sự vật mà bạn không liễu giải được. Có những điều bên ngoài thoạt nhìn rất kỳ dị không đẹp mắt nhưng những điều tốt đẹp bên trong đó có thể khiến thay đổi hoàn toàn tâm linh của bạn đấy!
10. Buông bỏ cái cớ
Phần lớn chúng ta đều tự hạn chế mình, cho đó là cái cớ để không cố gắng. Phải biết rằng 99% cái cớ mà chúng ta nghĩ ra đều là hư giả đấy!

11. Buông bỏ quá khứ
Biết rằng điều này là rất khó, nhưng bạn phải hiểu rằng điều ở thực tại mới là điều bạn đang có. Đừng mê hoặc chính mình, cuộc đời là một hành trình đi về phía trước chứ không phải là một điểm kết thúc.
12. Buông bỏ chấp chước, chấp nhất
Chấp nhất là sự dính mắc của con người vào một thứ gì đó và sợ hãi mất đi nó. Buông bỏ chấp nhất chính là bàng quan, buông bỏ hết thảy. Buông bỏ được chấp nhất con người sẽ trở nên bình thản vô cùng. Đây là một trạng thái siêu việt ngôn ngữ.
Buông, là một loại trí tuệ của cuộc đời
Buông, là một loại thản nhiên, không phải là vứt bỏ, bỏ cuộc
Buông, là một loại rộng lượng, là một loại triệt ngộ (hiểu biết hoàn toàn).
Chỉ có buông bỏ, không bị chi phối bởi điều gì bạn mới nắm bắt được niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự của bản thân mình!
Theo Cmoney.tw
Mai Trà biên dịch

Wednesday, 11 November 2015

Thật lạ



Em không nói 
               Đâu phải vì em không có gì để nói?
Anh không nói 
              Có phải vì anh chẳng hề suy nghĩ điều gì?
Em làm thế 
              Bởi vì em cần phải làm như thế?
Anh làm như thế 
              Bởi vì anh không biết nên phải làm gì?
Thật là lạ ...
             Sao chẳng ai trong chúng ta muốn định rõ điều này?
Trái tim con người hay nóng vội
Cứ muốn nói hộ , giải thích hộ cho những gì mình thấy ở người mình yêu,
Cứ muốn điểm tô thêm sắc thêm màu cho những gì mình mong muốn,
Cứ muốn có một câu trả lời thật nhanh...lại hoàn hảo,
... Mà chẳng để thời gian kịp bày tỏ rõ chi tiết ngọn ngành.
Rồi khi đứt gánh giữa chừng
Lại đổ cho lòng người chóng đổi thay mưa nắng.




Chuyện phố có hàng cây cơm nguội





Hà nội phố có hàng cây cơm nguội
Gió hồ về sao tha thướt dịu dàng,
Bốn mùa thay nhau cứ đến rồi lại đi
Gác nhà ấy cũng đã thay màu sơn cũ.

Nhà bên ấy có một cô con gái
Mái tóc thề buông chấm ngang vai,
Tình cờ tôi chợt thấy trong chiều nọ
Cùng một chàng trai vai sánh vai.

Thu ấy lá vàng như rụng sớm
Hàng cơm nguội vàng thêm thẫn thờ.
Nhà tôi bên phố nhận thiếp cưới
Cha mẹ gả cô lấy chồng xa.

Khuya  trên phố dưới gốc cơm nguội già
Bao nhiêu lần anh đứng đó rồi lại qua,
Gió thoảng thốt lùa dọc con phố nhỏ
Lá xào xạc xao xác ắp đầy âu lo.

Trời chỉ là chủ nhà đón đưa lữ khách
Xuân hạ thu đông là những vị khách đến rồi lại đi
Thu này đi để hẹn ngày năm sau lại đến
Nhưng thu năm ấy thì chỉ có một mà thôi.



Sunday, 8 November 2015

Thu Hà nội



Xe người bán hoa chở cúc vàng
Chở mùa thu đi rải từng con phố.
Nắng theo người về trong vắt như điểm tô
Hương theo gió về lưu luyến vương mọi nẻo.
Lá sấu rải vàng hè nơi con phố nhỏ
Xao xác tiễn chân người ấy bịn rịn đi xa.
Dây tơ lòa xòa che mắt ai sau khung cửa cũ,
Chùm quả lúng liếng đong đưa cùng giọt nắng trong gió thu.
Lá trên cành rúc rích cười trong gió sớm
Bởi gió nghịch ngợm kéo váy ai bay bay.
Hàng sấu rậm rì xưa cũ chẳng đổi thay
Chẳng khi nào muốn ghen hờn với sắc màu của trời thu ấy
Trong và xanh thăm thẳm .
Bỗng...trời hờn mà nổi cơn giông quạt gió,
Xua mây về che bớt màu của trời thu.
Mây òa khóc thành cơn mưa nhỏ
Giọt mưa ấy sao long lanh, trong lành, ai có tỏ?
Bởi đó là giọt nước mắt của mùa thu, người ơi.








Monday, 2 November 2015

Giọt mưa trên lá




Giọt mưa rơi rơi trên lá
Giọt mưa rơi rơi ướt má
Giọt mưa ấy sáng long lanh
Chan  chứa bao kỉ niệm
Biết bao kỉ niệm thân thương
Bao kỉ niệm đau thương,
Là khi ấy mãi nhớ
Chính là ở nơi
Anh và em chia tay.
***
Giọt mưa rơi trên mi mắt
Tràn xuống ướt đẫm đôi má.
Giọt nước mắt long lanh
Chất chứa bao kỉ niệm
Chính là nơi
Cùng em.
***
Giọt mưa trên lá
Gợi nhớ thiết tha
Từng lời mênh mang theo ta đi mãi vào trong kí ức.
Lời người yêu dấu
Tiếng nói thân quen
Còn đi mãi theo những tháng năm của cuộc đời ta.
***
Giọt mưa rơi trên búp lá
Giọt mưa rơi vội ướt má
Giọt mưa nghe sao thánh thót
Như tiếng em dịu hiền,
Với bao kỉ niệm trong tim
Những kỉ niệm không phai
Dòng nước mắt ấy...
Đó là khi cùng em,
Không thể làm vợi nỗi đau
Không thể vì quá da diết trong tim.
Nụ cười khi ấy...  không thể xóa đi nỗi đau hay là nỗi xao xuyến,
Nụ cười khi ấy
Quá đỗi yêu thương...
Là khi ấy anh cùng em đi hết con đường của số phận của nhau.
***
Giọt mưa rơi trên lá
Chính là chuyện
Anh và em.