20-07-2014
Gia Minh/RFA
Ảnh bên:Ông Tạ Quang Bửu, trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại buổi ký Hiệp định Genève 1954
Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết nhằm giúp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng mục tiêu đó đã không đạt được; trái lại chiến tranh lại diễn ra suốt trong mấy mươi năm sau đó, ngăn chặn sự phát triển của Việt Nam về mọi mặt.
Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết nhằm giúp chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và cả Đông Dương. Thế nhưng mục tiêu đó đã không đạt được; trái lại chiến tranh lại diễn ra suốt trong mấy mươi năm sau đó, ngăn chặn sự phát triển của Việt Nam về mọi mặt.
TQ nhượng bộ Pháp và miền Nam?
Gia Minh hỏi chuyện sử gia Phạm Cao Dương hiện ngụ tại California,
Hoa Kỳ về những điểm đáng chú ý của Hiệp định Geneva 1954 và bài học
cần rút ra. Trước hết ông cho biết:
Phạm Cao Dương: Trước hết Hội nghị Geneva năm 1954 không phải
được nhóm họp sau ngày sự kiện Điện Biên Phủ chấm dứt, mà nó đã được
triệu tập từ trước rồi (từ ngày 26 tháng 4). Mục tiêu của hội nghị ban
đầu không phải bàn về Việt Nam mà bàn về chiến tranh Cao Ly (Triều
Tiên). Việc bàn về Việt Nam vào ngày 8 tháng 5 mới bắt đầu và không phải
là chính. Nhưng vì tình hình tại Việt Nam thay đổi: biến cố, trận chiến
Điện Biên Phủ chấm dứt nên người ta họp vào ngày đó.
Thứ hai, sách trong nước thường ca ngợi đó là chiến thắng của phía
Việt Minh. Điều đó không hoàn toàn đúng, vì nếu chúng ta theo dõi những
gì xảy ra trước đó khi ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp sang họp với
Chu Ân Lai ở Liễu Châu, người ta thấy phía Việt Minh tức tối lắm. Sau
này ông Võ Nguyên Giáp có nói rằng khi ông thuyết trình thì bản đồ đưa
ra ‘đỏ’ hết tất cả; nhưng đến khi Chu Ân Lai thuyết trình thì theo lời
ông Võ Nguyên Giáp ‘Bác và tôi rất ngỡ ngàng’ vì sự nhượng bộ mà Chu Ân
Lai dành cho phía Pháp và miền Nam.
Lý do hai ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không vừa ý vì hai ông
tin tưởng được nhiều lợi thế hơn những gì mà phía Chu Ân Lai và Molotov
(ngoại trưởng Nga lúc đó) buộc phía Việt Minh phải chấp nhận. Trước hết
là sự hiện diện của bộ đội Việt Minh ở Miên và Lào. Chủ trương của Việt
Minh hồi đó là muốn nâng đỡ hai tổ chức cộng sản bên Miên và Lào (Pathet
Lào và Khmer Issarak). Phía đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa luôn phủ
nhận không có sự hiện diện của bộ đội bên hai nước đó, nhưng cuối cùng
Chu Ân Lai và Molotov ép buộc Việt Minh phải phần nào chấp nhận điều đó,
và sau đó chấp nhận luôn. Có nghĩa chấp nhận đã rút rồi nhưng vẫn còn
một phần ở lại bên Miên và Lào. Do vậy Pháp và phía Miên, Lào không chấp
nhận nên cuối cùng chấp nhận ‘nếu còn sẽ rút đi’.
Điểm nữa về phân chia lãnh thổ. Khi có sự chia đôi, bên phía người
Pháp đề nghị vĩ tuyến 19 và phía Việt Minh muốn vĩ tuyến 13 hay ít ra là
vĩ tuyến 16; nhưng cuối cùng cũng hai ông Chu Ân Lai, Molotov và phía
người Pháp - Mendes France, thỏa thuận vĩ tuyến 17.
Đến chuyện ngày bầu cử thống nhất, đầu tiên Phạm Văn Đồng muốn 6
tháng, nhưng sau đó lên 1 năm và 2 năm. Quyết định cuối cùng là năm
1956, tức 2 năm sau.
Cần phải để ý là Trung Quốc trong thời điểm đó mới làm chủ được lục
địa Trung Hoa và chưa có vai trò quốc tế nào nên họ muốn vai trò nào đó,
và Hội nghị Geneva là cơ hội để họ đóng vai trò đó.
Gia Minh: Việc tuyển cử như ông nói được thống nhất vào năm
1956, sau đó Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa có đề nghị với phía miền Nam,
nhưng miền Nam từ chối. Lý do vì sao thưa ông?
Phạm Cao Dương: Thực ra phía miền Nam mà buổi đầu là Quốc gia
Việt Nam của Bảo Đại và sau này là Việt Nam Cộng Hòa của ông Ngô Đình
Diệm, không chấp nhận bản Tuyên bố Cuối cùng. Chúng ta nên nhớ sự thỏa
thuận ở Geneva gồm hai phần: phần thứ nhất là đình chiến và phần thứ hai
là chính trị. Phần đình chiến được ký kết hẳn hoi, có nhiều bản thỏa
ước; còn phần chính trị không có bản thỏa ước được ký kết mà chỉ là Bản
Tuyên bố Cuối cùng được các bên chấp nhận bằng miệng mà thôi.
Phía Quốc gia Việt Nam lúc đó và sau này là Việt Nam Cộng Hòa thì
không chấp nhận Bản Tuyên bố Cuối cùng đó. Phía Mỹ cũng không chấp nhận.
Nên nếu không chấp nhận thi hành cuộc bầu cử đó chẳng qua vì họ không
bị ràng buộc về phương diện pháp lý.
Thứ hai nữa, nếu có bầu cử phải cần những điều kiện tối thiểu để có
sự công bằng. Đằng này chưa chắc có sự công bằng đó, thành ra miền Nam
không chấp nhận cũng có lý của họ.
Bài học kinh nghiệm
Gia Minh: Sau 60 năm rồi, ông thấy có những bài học gì?
Phạm Cao Dương: Trong những hoạt động bang giao quốc tế, các
quốc gia luôn đặt quyền lợi của mình lên trên, kể cả đồng minh cũng đứng
hàng thứ không quan trọng. Nếu bên Trung Quốc vì quyền lợi riêng mà hy
sinh đồng minh là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thì đó cũng là điều tự nhiên
mà thôi. Nhưng Hà Nội không thấy điều đó!
Thứ hai nếu nhìn vào thế giới trong thời gian đó và những năm tiếp
theo, không phải chỉ có Việt Nam bị chia đôi. Còn nhiều nước khác bị
chia đôi nữa nhưng không có nước nào dùng võ lực để tiến chiếm nước kia.
Còn Việt Nam thì chuyện đó đã xảy ra.
Nhưng hậu quả là Hà Nội không có đủ thực lực để tự mình đánh xuống
miền Nam nên phải dựa vào thế của Trung Quốc; Hà Nội và cả miền Nam đều
không nhận ra điều, không biết đánh lá bài của Trung Quốc. Vì hồi đó
Trung Quốc không muốn người Mỹ vào miền Nam và hiện diện tại miền Nam,
họ muốn dùng người Pháp để giữ không cho Mỹ can thiệp vào Việt Nam.
Gia Minh: Cám ơn sử gia Phạm Cao Dương.
No comments:
Post a Comment