Friday, 30 December 2016
Cô đơn
Đêm thu mênh mang trời cao trong thăm thẳm
Sao xanh vô vàn trên dải ngân hà xa xăm,
Sóng ộp ạp vỗ về bờ cỏ ướt
Gót chân ai thấm lạnh sương khuya.
Gốc cây xù sì thẫm đen đổ nghiêng bên hồ vắng
Bóng ai thẫn thờ ngồi tựa bên cây.
Nào ai dám thú đang cô đơn trống vắng?
Nào ai dám thú mong mỏi tìm được người tri kỷ cùng ai?
Có những khoảnh khắc ta ngất ngây chìm đắm
Trong đôi mắt trong veo hay đôi mắt sâu thẳm
Mà ngỡ như tìm được số phận của cuộc đời.
Âu cũng chỉ là cuộc đời cho ta những khoảng khắc
Để rồi như sóng đẩy ta về với sự thường.
Cuộc đời ta như một con thuyền trên sóng,
Ta là người cầm lái.
Ta muốn tới nơi góc bể chân trời
Nơi ấy có thể chưa từng in dấu chân ai.
Ta lênh đênh trên con thuyền ấy
Cùng bạn đồng hành mà cũng có thể chẳng cùng ai.
Để rồi hiểu
Chẳng thể có ai hiểu đúng tâm hồn ta
Chẳng thể có ai luôn thấu hiểu ai trên thế gian này.
Để rồi càng biết nâng niu
Những tâm hồn nhạy cảm biết cảm thông, xao xuyến...
Những ánh mắt như muốn nói lên lời...
Những cử chỉ thoảng qua không cần nói...
Mà hai tấm lòng thoáng chốc bỗng hiểu nhau.
Người càng hiểu sâu cao
Càng hay suy ngẫm
Càng muốn đào sâu tận nơi cuối con đường ,
Lại càng cô đơn.
Bởi con đường hẹp quá
Chỉ vừa đủ cho một dấu chân người.
Người đời không thể hiểu
Người đời chưa thể hiểu.
Chỉ cần một ánh mắt dõi theo
Thế cũng đủ cho một tâm nguyện rồi!
Vì cô đơn mà họ đã chỉ cho người đời được thấy
Những góc tranh đẹp lay động hồn người
Những câu chuyện đẹp ám ảnh mãi trong kí ức
Những điều kì diệu như hoang tưởng của thế gian
Những suy ngẫm đẹp thôi thúc con người ta phải hành động!
26/10/2016
Tuesday, 10 May 2016
Tháng tư Hà nội
Hàng đêm mưa giông trút hối hả
Sáng ra thảm lá trải vàng sân,
Khoảng sân nho nhỏ trong ngõ nhỏ
Đong đầy nỗi nhớ từ hàng cây.
Xà cừ rợp bóng che góc phố
Lặng ngắm cuộc đời theo thời gian,
Người đi kẻ ở nơi ngõ phố
Xa rồi mới biết nhớ vô vàn.
Loa kèn trắng theo người về góc phố
Người xa rồi hương cứ vấn vương,
Gót chân ai rảo vội trên hè phố
Để mắt ai khắc khoải ngóng thương.
Trăng treo chênh chếch nhòm qua lá
Đèn đường mơ mơ dưới vòm cây
Dây điện giăng giăng như lưới nhện
Cột điện ngơ ngơ bóng ai chờ.
Ngày ấy mưa phùn se se lạnh
Áo nàng Bân đan khoác hững hờ,
Hẹn hò cùng bạn thăm Hương tích
Ngắm hoa gạo đỏ bên rừng mơ.
Phố nhỏ đổi thay dẫu nhiều ít
Hàng cây vẫn đó cùng thời gian
Nỗi nhớ âm thầm ghi vào lá
Xao xuyến tình trao gửi về khoảng sân con.
29/4/2016
Sáng ra thảm lá trải vàng sân,
Khoảng sân nho nhỏ trong ngõ nhỏ
Đong đầy nỗi nhớ từ hàng cây.
Xà cừ rợp bóng che góc phố
Lặng ngắm cuộc đời theo thời gian,
Người đi kẻ ở nơi ngõ phố
Xa rồi mới biết nhớ vô vàn.
Loa kèn trắng theo người về góc phố
Người xa rồi hương cứ vấn vương,
Gót chân ai rảo vội trên hè phố
Để mắt ai khắc khoải ngóng thương.
Trăng treo chênh chếch nhòm qua lá
Đèn đường mơ mơ dưới vòm cây
Dây điện giăng giăng như lưới nhện
Cột điện ngơ ngơ bóng ai chờ.
Ngày ấy mưa phùn se se lạnh
Áo nàng Bân đan khoác hững hờ,
Hẹn hò cùng bạn thăm Hương tích
Ngắm hoa gạo đỏ bên rừng mơ.
Phố nhỏ đổi thay dẫu nhiều ít
Hàng cây vẫn đó cùng thời gian
Nỗi nhớ âm thầm ghi vào lá
Xao xuyến tình trao gửi về khoảng sân con.
29/4/2016
Những ngày mưa phùn tháng tư
Lá biếc hay trời biếc
Gió lay cành hay lay chồi biếc?
Chồi khẽ lay xoè lá biếc non xanh.
Mong manh làn mưa mỏng hắt trên phố
Mưa phùn cuối vụ khéo khóc hộ nàng Bân.
Người vội đi quàng vội chiếc khăn voan
Lòng dẫu bộn bề vẫn biết hè sắp sang.
26/4/2016
Gió lay cành hay lay chồi biếc?
Chồi khẽ lay xoè lá biếc non xanh.
Mong manh làn mưa mỏng hắt trên phố
Mưa phùn cuối vụ khéo khóc hộ nàng Bân.
Người vội đi quàng vội chiếc khăn voan
Lòng dẫu bộn bề vẫn biết hè sắp sang.
26/4/2016
Chẳng thể rõ
Hương và hoa cùng đồng hành trên phố.
Là Hoa ấy có hương hay không hương?
Sắc hoa lồ lộ quyến rũ người đi,
Hương hoa âm thầm níu giữ người ở lại.
Sắc hoa dẫu tàn phai,
Hương hoa vẫn phảng phất đâu đây.
Người bâng khuâng chửa rõ,
Đã chót yêu
Là sắc hay hương?
Nào ai rõ chỉ tỏ
Người bâng khuâng kia đã mở lòng yêu hoa,
Chỉ có thời gian đang lặng lẽ trôi xa
Mới biết hương vị của hoa ngày ấy.
23/4/2016
Là Hoa ấy có hương hay không hương?
Sắc hoa lồ lộ quyến rũ người đi,
Hương hoa âm thầm níu giữ người ở lại.
Sắc hoa dẫu tàn phai,
Hương hoa vẫn phảng phất đâu đây.
Người bâng khuâng chửa rõ,
Đã chót yêu
Là sắc hay hương?
Nào ai rõ chỉ tỏ
Người bâng khuâng kia đã mở lòng yêu hoa,
Chỉ có thời gian đang lặng lẽ trôi xa
Mới biết hương vị của hoa ngày ấy.
23/4/2016
Sunday, 27 March 2016
Giữ chồng
Coppy từ fb Hoàng Anh Đinh
Lâu lâu lại có em gái hỏi, chị ơi giữ chồng thế nào, có bí quyết gì để anh ấy không để ý người khác, không bị lung lay bởi các cô gái khác....
Ôi trời, những câu hỏi thật ngây thơ. Trong các sách vở, tạp chí về phụ nữ cũng đưa ra biết bao câu trả lời ngây thơ không kém. Nào là người vợ nên lưu ý ngoại hình, ăn mặc, chăm sóc nhà cửa.... Hàng nghìn phương cách để người đàn ông bị trói chặt vào gia đình.
Có một điều rất đơn giản mà các em gái ấy hoặc không nhớ hoặc cố tình lờ đi, đó là thân thể và tâm hồn mỗi người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, và người vợ hoặc người chồng không có quyền sở hữu bất cứ thứ gì thuộc về cá nhân người bạn đời.
Nếu như điều tối thiếu đó không làm được thì chả có tình yêu nào ở đây cả, bởi vì tình yêu trước tiên là sự kính trọng lẫn nhau.
Vậy nên, câu hỏi về việc "giữ" chồng là hoàn toàn sai lầm. Tại sao phải bận tâm đến cuộc sống nội tâm của anh ấy theo cách một cai ngục như vậy, anh ấy đâu có thuộc về bạn như vật sở hữu. Anh ấy chỉ là người bạn đời của bạn, một cách tự nguyện mà thôi.
Vậy thì làm thế nào? Các em ấy lại hỏi. Nếu không có cách gì thì làm sao đảm bảo có hạnh phúc lâu bền?
Nói thật nhé, chẳng có cách nào, chẳng có bất cứ đảm bảo gì cho bất cứ thứ gì trong cuộc đời này đâu. Kể cả sinh mạng của chúng ta cũng chẳng thể đảm bảo được, sao lại băn khoăn về hạnh phúc.
Và có lẽ cuộc đời đẹp và bí ẩn chính bởi vì ta chẳng có bất cứ đảm bảo gì về nó!!!
Ngày hôm nay đang còn yêu nhau, thì cứ tận hưởng đi. Yêu hết mình và đừng kỳ vọng, cũng đừng bận tâm đến ngày mai. Có thể làm mọi cái cho người mình yêu, nhưng không phải với tâm thế "giữ" người ấy mà chỉ vì niềm vui sâu sắc của bản thân, sao cho mỗi việc dù nhỏ cũng trở thành sự sáng tạo.
Thực ra việc hai người có thể ở bên nhau bao lâu không quan trọng, cái chính là sự hồn nhiên, chân thành, là sự chia sẻ sâu sắc của hai người trong quãng thời gian bên nhau ấy. Sao cho âm nhạc của tâm hồn hai người thực sự hòa điệu với bản giao hưởng trong sáng và đắm say của Tạo hóa.
Lâu lâu lại có em gái hỏi, chị ơi giữ chồng thế nào, có bí quyết gì để anh ấy không để ý người khác, không bị lung lay bởi các cô gái khác....
Ôi trời, những câu hỏi thật ngây thơ. Trong các sách vở, tạp chí về phụ nữ cũng đưa ra biết bao câu trả lời ngây thơ không kém. Nào là người vợ nên lưu ý ngoại hình, ăn mặc, chăm sóc nhà cửa.... Hàng nghìn phương cách để người đàn ông bị trói chặt vào gia đình.
Có một điều rất đơn giản mà các em gái ấy hoặc không nhớ hoặc cố tình lờ đi, đó là thân thể và tâm hồn mỗi người là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, và người vợ hoặc người chồng không có quyền sở hữu bất cứ thứ gì thuộc về cá nhân người bạn đời.
Nếu như điều tối thiếu đó không làm được thì chả có tình yêu nào ở đây cả, bởi vì tình yêu trước tiên là sự kính trọng lẫn nhau.
Vậy nên, câu hỏi về việc "giữ" chồng là hoàn toàn sai lầm. Tại sao phải bận tâm đến cuộc sống nội tâm của anh ấy theo cách một cai ngục như vậy, anh ấy đâu có thuộc về bạn như vật sở hữu. Anh ấy chỉ là người bạn đời của bạn, một cách tự nguyện mà thôi.
Vậy thì làm thế nào? Các em ấy lại hỏi. Nếu không có cách gì thì làm sao đảm bảo có hạnh phúc lâu bền?
Nói thật nhé, chẳng có cách nào, chẳng có bất cứ đảm bảo gì cho bất cứ thứ gì trong cuộc đời này đâu. Kể cả sinh mạng của chúng ta cũng chẳng thể đảm bảo được, sao lại băn khoăn về hạnh phúc.
Và có lẽ cuộc đời đẹp và bí ẩn chính bởi vì ta chẳng có bất cứ đảm bảo gì về nó!!!
Ngày hôm nay đang còn yêu nhau, thì cứ tận hưởng đi. Yêu hết mình và đừng kỳ vọng, cũng đừng bận tâm đến ngày mai. Có thể làm mọi cái cho người mình yêu, nhưng không phải với tâm thế "giữ" người ấy mà chỉ vì niềm vui sâu sắc của bản thân, sao cho mỗi việc dù nhỏ cũng trở thành sự sáng tạo.
Thực ra việc hai người có thể ở bên nhau bao lâu không quan trọng, cái chính là sự hồn nhiên, chân thành, là sự chia sẻ sâu sắc của hai người trong quãng thời gian bên nhau ấy. Sao cho âm nhạc của tâm hồn hai người thực sự hòa điệu với bản giao hưởng trong sáng và đắm say của Tạo hóa.
HÁT CHO ĐỒNG ĐỘI TÔI NGHE
Nguyễn Đình Huân fb Huan Nguyen Dinh
Tôi đứng hát cho đồng đội tôi nghe.
Giữa nghĩa trang khắp bốn bề hoang vắng.
Đồng đội tôi đang xếp thành hàng thẳng.
Xung quanh tôi toàn màu trắng mộ bia.
Không khóc đâu sao nước mắt đầm đìa.
Một liệt sĩ nằm dưới kia là bạn.
Nó với tôi cùng vào bom ra đạn.
Cùng chung chiến hào chung lán rừng sâu.
Mẩu thuốc lá ngày ấy vẫn chia nhau.
Chia từng củ sắn mớ rau khi đói.
Quê của bạn tôi ở ngoài Hà Nội.
Nó hát ngọt ngào giọng nói cũng hay.
Xa giảng đường bạn tôi đã vào đây.
Nó tâm sự mong một ngày học lại.
Cho tôi xem lá thư người bạn gái.
Hẹn ngày về sẽ mãi mãi nên duyên.
Nhưng bạn tôi ở lại với bưng biền.
Một viên đạn thù đã xuyên qua trán.
Khi chúng tôi đang xung phong cùng bạn.
Tôi chôn nó rồi dưới tán rừng xanh.
Bạn về nghĩa trang khi hết chiến tranh.
Tổ quốc ghi công bạn thành liệt sĩ.
Xin bạn yên lòng nằm đây yên nghỉ.
Nghe mình hát bài đồng chí ngày xưa.
Tôi đứng hát cho đồng đội tôi nghe.
Giữa nghĩa trang khắp bốn bề hoang vắng.
Đồng đội tôi đang xếp thành hàng thẳng.
Xung quanh tôi toàn màu trắng mộ bia.
Không khóc đâu sao nước mắt đầm đìa.
Một liệt sĩ nằm dưới kia là bạn.
Nó với tôi cùng vào bom ra đạn.
Cùng chung chiến hào chung lán rừng sâu.
Mẩu thuốc lá ngày ấy vẫn chia nhau.
Chia từng củ sắn mớ rau khi đói.
Quê của bạn tôi ở ngoài Hà Nội.
Nó hát ngọt ngào giọng nói cũng hay.
Xa giảng đường bạn tôi đã vào đây.
Nó tâm sự mong một ngày học lại.
Cho tôi xem lá thư người bạn gái.
Hẹn ngày về sẽ mãi mãi nên duyên.
Nhưng bạn tôi ở lại với bưng biền.
Một viên đạn thù đã xuyên qua trán.
Khi chúng tôi đang xung phong cùng bạn.
Tôi chôn nó rồi dưới tán rừng xanh.
Bạn về nghĩa trang khi hết chiến tranh.
Tổ quốc ghi công bạn thành liệt sĩ.
Xin bạn yên lòng nằm đây yên nghỉ.
Nghe mình hát bài đồng chí ngày xưa.
Bảy bước đi của căm ghét
Coppy từ Tuổi trẻ online
TTCT - Có điểm gì chung giữa Lê
Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý - hai bảo mẫu bị tuyên án tù giam
vì hành hạ trẻ em, Nhâm Tiến Dũng và Nhâm Thị Hồng Phương - hai anh em
bị bắt ở Thụy Sĩ vì đã ăn cắp kính, ca sĩ Hồ Ngọc Hà, dịch giả Dương
Tường và nữ sinh T. 15 tuổi khi em tự tử? Họ đều đã là tâm điểm của
những cơn bão mạng, là đối tượng của làm nhục công cộng ở mức độ khổng
lồ.
Tôi tự hỏi vì sao mình lại băn khoăn về câu chuyện của những người này - những người rõ ràng rất khác với bạn bè của tôi? Vì sao tôi không đưa họ ra khỏi đầu được, mặc dù có người đã ngồi tù hai năm nay?
Tại sao, khi mà câu chuyện của những người này dường như xảy ra ở một nơi xa xôi, tôi và họ quá khác nhau, chúng tôi ở trong những thế giới không liên quan gì tới nhau?
Một hôm khi đọc lại những thông tin về họ, bỗng nhiên tôi hiểu ra: mặc dù không muốn nhớ lại, tôi từng ở vị trí của họ. Tôi từng là họ, đã trải qua những gì họ trải qua, đã bị làm nhục công cộng như họ, tuy ở một mức độ khác. Tôi bắt đầu một hành trình cá nhân để cố gắng lý giải, lý giải hành vi và tâm lý của những người làm nhục, lý giải những cảm xúc mà người bị làm nhục trải qua. Và lý giải sự độc ác trong xã hội.
Đối diện một đám đông reo hò
Đầu tháng 3-2014, tôi trả lời phỏng vấn của một phóng viên báo Lao Động. Câu chuyện xoay quanh câu hỏi vì sao tôi lại chuyển về Việt Nam sống sau nhiều năm định cư yên ổn ở Áo, cái gì hấp dẫn tôi ở Việt Nam, quan điểm của tôi về xã hội phương Tây như thế nào và cái nhìn của tôi về khao khát hướng ngoại của người Việt ra sao.
Tôi tâm sự rằng mình rời bỏ phương Tây vì sự máy móc và lạnh lùng của nó, rằng Việt Nam thú vị nhưng cũng bất an vì cái bất ngờ và khó đoán định trong cuộc sống ở đây, rằng tôi trở về vì có khả năng thử nghiệm bản thân ở nhiều lĩnh vực.
Tôi cho rằng nhiều phụ huynh Việt trong khi mơ ước cho con đi du học, thờ phụng cái “văn minh” của phương Tây thì mặt khác vẫn mắc kẹt trong tư duy cổ hủ của phương Đông về bằng cấp và địa vị xã hội. Giấc mơ về phương Tây của người Việt, do đó, là một giấc mơ hời hợt - đó là luận điểm chính của tôi.
Bài phỏng vấn lên trang mạng của Lao Động cuối ngày 15-3, chạy cái tít khiêu khích: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt”. Tối hôm đó, tôi chia sẻ bài này trên Facebook của mình. Hồi đó tôi không có nhiều bạn Facebook.
24 tiếng sau, bài có vài chục like, một số người, cả lạ lẫn quen, vào bình luận, đồng tình hoặc phản đối. Một người đang làm cho một công ty tin học ở Mỹ viết: “Anh Giang nhận xét và đánh giá về xã hội Tây sai hết cả rồi”. Một người khác cho rằng: “Cuối cùng thì vẫn tùy vào mục đích sống là gì thôi mà”. Tất cả không có gì lạ so với các bài khác của tôi.
Ngày 16-3, bài phỏng vấn bắt đầu lan ra trên mạng. Phương Đông hay phương Tây, ra nước ngoài sống hay ở trong nước, về Việt Nam lập nghiệp hay ở lại cho yên ổn, cái gì hơn, chỗ nào làm ta hạnh phúc, đó là những câu hỏi cơ bản, những quyết định khó khăn của nhiều người. Trăm người trăm ý.
Tôi có thể mường tượng ra điều đó. Điều cả tôi và chị phóng viên không hình dung được là cách người ta bảo vệ ý kiến của mình và những cảm xúc đi kèm của họ. 24 tiếng nữa - có lẽ đó là khoảng thời gian để bài báo đến tay cộng đồng người Việt ở nước ngoài, để họ đi làm về, ăn tối, lên mạng - một cơn bão nổ ra.
Tối 17-3, trong lúc ăn tối, tôi nhận được tin nhắn của một người bạn, rào đón: “Anh bình tĩnh nhé, đừng để ý gì tới bọn họ”. “Ai? - tôi hỏi - Có chuyện gì vậy?”. Trong đầu tôi điểm danh nhanh xem mình có thể là kẻ thù của ai, nhưng không tìm ra được cái tên nào.
Người bạn gửi cho tôi cái link của một trang Facebook. Nhấn vào đó, tôi được chuyển tới một diễn đàn nóng rừng rực với hàng trăm bình luận về bài phỏng vấn của tôi. Tôi đọc vài cái ở khúc đầu.
“Suy nghĩ của tay no cơm, thừa sữa lại thèm chút cơm cháy đáy nồi đây mà”.
“Lại một thằng cha “chiết da” quốc doanh nữa”.
Một người tỏ ra thông thạo về quá khứ của tôi:
“Ông này học ở Ilmelnau thuộc Cộng hòa dân chủ Đức trước đây, chất lượng thế nào thì cộng đồng người Việt ở Đức không lạ! Và loanh quanh bằng cách nào sang Áo lấy bằng tiến sĩ, rồi lại về Việt Nam thì cũng là trường hợp có một không hai”.
Một ý kiến hóm hỉnh khác:
“Ông này không phải là Việt kiều tại Áo, mà đang định cư ở đâu đó dưới áo một chút”.
Mặt tôi nóng bừng. Phản ứng đầu tiên của tôi là bỏ ra chỗ khác, đúng hơn là để cái điện thoại sang một bên, ngoài tầm nhìn. Đó là phản xạ chạy trốn, che mặt, muốn độn thổ - các hành vi đặc trưng của người bị làm nhục được các nhà tâm lý học mô tả trong sách chuyên môn của họ mà sau này tôi mới tìm hiểu. Tôi quay lại với bữa tối.
Một lát sau, một người quen khác gắn (tag) tôi vào cái thread đó: “Anh Giang vào đây tham gia này”. Có cảm giác là mình phải nói một cái gì đó, tôi viết lại: “Anh vẫn đang lắng nghe mọi người đây”. Từ đó điện thoại của tôi cứ rung bần bật với các tin báo.
Tôi cố gắng không thay đổi sắc mặt và tiếp tục chuyện trò với hai con, nhưng gặp khó khăn để tập trung. Tôi thấy mình như vừa bị tát nhiều cái, cả hai mắt tôi phải hơi nheo lại để nhìn cho rõ. Choáng váng, hoa mắt, sau này tôi mới biết cũng là những cảm giác đặc trưng mà người bị làm nhục cảm thấy. Sau bữa tối, tôi vào lại Facebook.
Tất nhiên, lúc này những người tham gia trên trang kia đều đã nhìn thấy tên tôi được gắn ở đây, đã đọc câu trả lời của tôi và biết là tôi đọc được những gì họ viết. Có lẽ chính điều đó làm họ phấn khích hơn: “Đây là một tiến sĩ thất nghiệp ở phương Tây và không có cơ hội tiếp xúc với một gia đình tử tế ở đó”.
“Bằng tiến sĩ của anh ấy cũng học mót của các giáo sư phương Tây. Đọc bài anh ấy biết là anh ấy học mót nhưng cũng hiểu sai: học mót cũng cần nói đúng sự thật”.
“Nói chung dạng bị thiến sót nên thành thần kinh cố lảm nhảm ra chiều “phản biện” để che giấu một sự thật (có thể phũ phàng) nào đó khiến anh ku từ Áo phải bùng mịa nó về An Nam thôi, khổ!” (1 câu dài ko cần dấu ngắt câu, nhá, viết thế mềnh đã đủ chuẩn lấy tiến sĩ chưa nhở?)”.
Lác đác, có người bày tỏ sự đồng tình với tôi: “Là một người lao công không biết lý luận, không thạo chữ nghĩa nhưng tôi thấy cách đặt vấn đề, cách nghĩ của ông, lựa chọn của ông về Việt Nam, những cảm nhận của ông về Việt Nam đều làm tôi cảm nhận và chia sẻ”.
Tôi băn khoăn không biết mình có nên like ý kiến này không hoặc trả lời một câu kiểu: “Cảm ơn bác lao công”. Tôi không rõ người ta sẽ phản ứng thế nào khi tôi lên tiếng. Trong lúc tôi lưỡng lự thì bác lao công chìm nghỉm trong làn sóng công kích mới: “Không biết cậu này bị hiếp dâm hay làm đĩ đực thì chỉ cậu ta mới biết!”.
Tần ngần một giây, tôi cuộn lại lên trên đầu trang, bản thân cũng không biết vì sao. Có lẽ tôi thầm hi vọng rằng những lời lăng nhục kia đã biến mất, tất cả là do tôi hình dung ra. Tất nhiên chúng vẫn ở đó, chúng có thật. Tôi tắt điện thoại.
Lúc này tôi mới để ý là mình đang trong trạng thái bị kích động, tim đập nhanh và hơi thở ngắn. Tôi có cảm giác mình bị dồn vào một góc. Tôi thấy mình không có nhu cầu ra khỏi nhà và suy nghĩ xem có nên hủy cuộc gặp tôi đã hẹn cho sáng hôm sau không.
Tôi để cái điện thoại cách xa mình mà cảm thấy nó sáng như một cục than hồng và lại có mắt theo dõi các cử chỉ của tôi.
Đêm hôm đó không ngủ được, tôi hình dung ra một đám đông trên mạng đang đắc thắng vui cười, thi xem ai làm nhục giỏi hơn, ai miệt thị cay độc hơn. Một người bước lên trước liệng một hòn đá, đám đông reo hò. Người tiếp theo bước lên liệng hòn đá khác.
Họ quay ra đập tay high five với nhau như khi chơi bowling đánh đổ hết cả 10 pin bằng quả bóng đầu tiên. Tôi hình dung ra họ đang thấy bản thân mạnh mẽ; họ đang là chính nghĩa, cái thiện, cái tốt đẹp; họ đang đè bẹp cái xấu xa và ngu dốt.
Nếu như lúc này tôi đang đối mặt với họ trong một căn phòng, biết đâu tôi chẳng bị họ hất bia vào người, chỉ tay vào mặt, rồi vỗ tay xuống đùi cười ầm lên chế giễu. Nếu tôi ở cùng thành phố với họ, biết đâu họ sẽ liệng mắm tôm vào sân nhà tôi.
Họ có thể đến trường đại học của tôi ở Vienna, vào thư viện, lấy trên giá sách xuống luận án tiến sĩ của tôi và nguệch ngoạc lên trang nhất “Học mót”, hay “Tiến sĩ - Thiến sót”. Đại loại thế.
Sáng hôm sau, miệng khô, tôi cầm cái điện thoại lên, cố gắng kéo dài tới mức có thể mấy cái gõ ngón tay để vào Facebook rồi nhìn trân trân vào màn hình đang tải, giống một đứa bé theo dõi động tác của một bác sĩ đang chuẩn bị lấy máu của nó.
Qua một đêm, sự giận dữ và độc địa khó mà độc đáo được nữa, các bình luận có phần lặp đi lặp lại. Chỉ có câu này nổi bật lên: “Nói gì cho ngắn mà dễ hiểu nhỉ? Thôi thế này: Nếu chẳng may bạn có hệ trọng gì ngã đường ngã chợ thì vẫn hi vọng Chính phủ Áo chắc chắn cấp tiền chôn cất chu đáo, không phải lo đâu!”. Cách hành văn không trôi chảy và có lỗi dùng từ, nhưng tôi đồng ý là câu này vừa ngắn vừa dễ hiểu.
Cơn bão sôi sục trong những ngày tiếp theo. Có hai luồng khinh bỉ và buộc tội song song hình thành. Hoặc họ nói tôi “ở bên kia thất nghiệp không sống được nữa nên mới phải về Việt Nam”, hoặc “ở bên kia đầy đủ bơ sữa rồi nên mới về Việt Nam”.
Tất nhiên, nếu tôi vẫn đang định cư ở bên kia thì lại càng chết với họ. Tóm lại là không có lối thoát. Khoảng một tuần sau thì tình hình yên ắng trở lại. Đám đông trên mạng dạt đi chỗ khác, lùng sục các nạn nhân tiếp theo của mình.
Tôi tưởng rằng hòa bình đã trở lại với mình, nhưng Internet như một cái biển lớn, những làn sóng ngầm của nó thi thoảng lại đưa lên bề mặt những thứ nằm sâu trong lòng nó.
Tới đầu tháng 12-2015, tức là nửa năm sau khi tôi kinh ngạc chứng kiến cư dân mạng “hành quyết” hai anh em Nhâm Tiến Dũng và Nhâm Thị Hồng Phương sau chuyến du lịch châu Âu của họ, vì một lý do gì đó, bài phỏng vấn của tôi lại xuất hiện và mọi chuyện lại như mới. Lần này, bài đã được chia sẻ tới hơn 8.400 lần.
Tôi vào một diễn đàn - nơi vốn chủ yếu để trao đổi về công nghệ, phần mềm đồ họa, linh kiện máy tính... Nhưng ngay cả ở đây, “phương Tây hời hợt” cũng đang hot. Bình luận đầu tiên trong cái thread dài 12 trang là:
“Tại sao mày không về hở thằng tiến sĩ kia?”.
Cái kế tiếp:
“TS chém gió ơi, về xứ Lừa bụi bặm, xảo trá này đi, ở mãi với bọn giẫy chết làm gì, lại còn đăng đàn phê phán nữa, đèo mẹ, khắm”.
Rồi mấy cái khác ăn theo:
“Mời tiến sĩ về VN sống để đổi cho em qua Áo nhé”.
“ĐM nằm phơi chim bên EU rồi thích nói kiểu éo gì chả được”.
Hơi băn khoăn, tôi tìm đọc lại bài phỏng vấn xem trí nhớ của mình còn chính xác không. Và đây, câu hỏi đầu tiên của phóng viên, ngay ở đầu trang là: “Ông đã có một cuộc sống có thể nói là giấc mơ với rất nhiều người tại một quốc gia phát triển hàng đầu châu Âu. Vì sao ông quyết định về nước?”.
Có vẻ như một khi người ta đã quyết tâm làm nhục một ai thì khó có gì có thể làm lung lay ý định đó. Tôi cuộn xuống dưới và thấy có người phản pháo, “bảo vệ” tôi.
“Vâng, ít nhất ông ấy cũng giỏi để có thể kiếm đc cái quốc tịch nước ngoài, để có cái mà chém gió, còn cái loại cả đời ko thoát đc lũy tre làng thì câm họng lại mà lo kiếm tiền đi”.
Rõ rồi, người “bênh tôi” cũng dùng ngôn ngữ lăng nhục y như của những người kia. Tôi tắt điện thoại và không biết mình nên cười hay nên mếu.
Đi tìm tâm của cơn bão căm ghét
Tôi hình dung rằng một trong những lý do để người ta cứ khư khư bám vào nỗi căm ghét của mình là họ cảm thấy rằng nếu họ dừng căm ghét, họ sẽ phải đối mặt với nỗi đau |
James Baldwin |
Cái đám đông của những người căm ghét tôi đã định hình và lớn mạnh ra sao? Họ trải qua những trạng thái tâm lý gì? Liệu người ta có thể phân tích những cơn bão căm ghét trên mạng giống như các nhà khí tượng học phân tích các cơn bão thật sự không? Chúng có quy luật không?
Tôi bắt tay vào tìm hiểu quá trình hình thành và nảy nở của sự căm ghét. Dường như các nghiên cứu của John Schafer và Joe Navarro cung cấp cho tôi một câu trả lời, một cánh cửa để hiểu những người tấn công mình.
John Schafer và Joe Navarro là hai cựu nhân viên và điệp viên của Cục Điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) và là chuyên gia trong các lĩnh vực ngôn ngữ cơ thể, phát hiện dối trá trong giao tiếp và tâm bệnh lý của căm ghét.
Họ đã dành nhiều năm nghiên cứu về những người căm ghét và tiến trình tâm lý của thù ghét, đặc biệt trong giới đầu trọc ở California. Dựa vào những quan sát từ những nhóm đầu trọc này, năm 2003 Schafer và Navarro đề xuất rằng từ khởi đầu tới đỉnh điểm, một quá trình căm ghét trọn vẹn đi qua bảy bước.
Ở bước một, những người căm ghét tụ tập lại. Người ta không muốn ghét một mình, họ thuyết phục, chiêu mộ người khác căm ghét cùng. Có bạn có bè làm tăng cảm giác về giá trị của bản thân và giúp họ tránh nhìn vào nội tâm để thấy những bất an của mình. Hội đoàn đem lại cảm giác về sức mạnh, nó che chở, đem lại sự vô danh và giảm thiểu trách nhiệm bản thân của mỗi người.
Bước hai, nhóm căm ghét tạo lập một bản sắc. Họ dùng các biểu tượng, nghi lễ và huyền thoại để xây dựng vị thế và hạ thấp người bị ghét. Các nhóm đầu trọc thích dùng dấu chữ thập, cây thánh giá sắt và đi ủng nhà binh.
Họ dùng những hành vi mang tính nghi lễ như những cái đập tay, động tác chào... để tăng cảm giác gắn bó trong nhóm. Họ nhấn mạnh rằng mình hi sinh sự dễ chịu trong cuộc sống để phục vụ mục đích của nhóm, coi mình như những người lính hiến dâng cuộc sống của mình, qua đó trao cho nó ý nghĩa và giá trị.
Căm ghét là keo dính kết nối các thành viên của nhóm cũng như kết nối họ với mục tiêu chung.
Ở bước ba, họ giễu cợt, phỉ báng đối tượng, qua đó củng cố hình ảnh và chỗ đứng của bản thân. Các nhóm đầu trọc dùng các bài hát và bài văn thù hận (hate literature) để tạo ra một môi trường giúp căm ghét nảy nở. Những ý nghĩ hung hăng làm người ta dễ hình dung ra các hành vi hung hăng hơn.
Bước bốn khác ở mức độ lăng nhục và thóa mạ đối tượng. Nếu căm ghét nguội đi, những người ghét sẽ phải nhìn vào bản thân. Để tránh chuyện này, họ nâng mức độ sỉ nhục và công kích lên một bậc. Những thanh niên đầu trọc bắt đầu xịt graffiti miệt thị ở khu dân cư của đối tượng bị ghét, đi ôtô lòng vòng, chửi rủa từ xa.
Ở bước năm, họ tấn công nhưng không dùng vũ khí. Đây là một bước quan trọng vì nó phân hóa những kẻ võ mồm và những kẻ xắn tay áo lên dùng bạo lực. Những kẻ đầu trọc trở nên hung hãn, họ đi tuần trong lãnh thổ của mình để tìm mục tiêu.
Hưng phấn, chất adrenaline tràn đầy trong người, họ đi tìm cảm xúc mạnh. Căm hận tưới tắm căm hận.
Sang bước sáu, nhóm căm ghét tấn công bằng vũ khí. Những kẻ đầu trọc thích sử dụng chai lọ vỡ, gậy bóng chày hay tuôcnơvit để tấn công. Những vũ khí này bắt họ phải tiến sát vào nạn nhân, mắt đối mắt, tay dính máu.
Bạo lực liền tay, ở cự ly gần, cho phép họ thể hiện sự căm hận sâu sắc của mình ở cách mà súng không cho phép. Va chạm cơ thể với đối phương đem lại cảm giác quyền lực và thỏa mãn một mong mỏi sâu sắc áp đảo và chế ngự nó.
Cuối cùng, ở bước bảy, đối tượng của căm ghét bị phá hủy. Quyết định được số phận của người khác, những người căm ghét cảm thấy quyền năng và sức mạnh như Chúa trời, điều này thúc đẩy họ đi tới những hành vi bạo lực tiếp theo. Cảm giác quyền lực này lấp đầy sự trống rỗng bên trong họ, cho họ cảm giác về giá trị bản thân.
Ở bốn bước đầu tiên, người căm ghét thể hiện niềm tin của mình qua ngôn ngữ. Ở ba bước tiếp theo, người căm ghét hành động. Do vậy ngôn ngữ bạo lực là điều kiện cần, là xuất phát điểm cho bạo lực vật lý, đặt tiền đề cho nó.
Và một điều nữa: trên thực tế, John Schafer và Joe Navarro kết luận, trên cả bình diện tâm lý và vật lý, sự căm ghét phá hủy cả người ghét lẫn người bị ghét. Nhưng chúng ta sẽ trở lại điều này sau.
Tiến trình căm ghét bảy bước của John Schafer và Joe Navarro không chỉ giải thích những gì xảy ra trong giới đầu trọc. Người ta có thể quan sát nó ở nhiều môi trường và tập thể khác nhau: ở học đường, trong cơ quan, thậm chí trong một dòng họ.
Hai tác giả đưa ra một ví dụ trong môi trường văn phòng. Tất cả bắt đầu bằng việc một vài nhân viên ghét một đồng nghiệp và bắt đầu đi tìm đồng minh, rỉ tai người khác rằng anh đồng nghiệp kia là khó ưa (bước một).
Họ bắt đầu xác lập một bản sắc riêng thông qua ký hiệu, ngôn ngữ hay hành vi: một cái cười đầy ngụ ý chỉ người trong cuộc hiểu, một mật mã để loại người bị ghét ra khỏi bữa trưa chung, các hành vi khác để cô lập anh ta.
Có thể họ tạo một cái tên riêng cho nhóm (bước hai). Ở thời điểm này, họ mỉa mai đối tượng bị ghét bên trong nội bộ nhóm mình (bước ba), rồi tiến tới trực tiếp hay gián tiếp lăng mạ đối tượng, cố tình để đối tượng nghe thấy những lời thóa mạ (bước bốn).
Một buổi sáng, người nhân viên kia thấy bàn làm việc của mình bị xáo trộn và tấm ảnh gia đình trên bàn bị dán đè lên (bước năm). Đây là bước bạo lực đầu tiên. Ở bước tiếp theo (bước sáu), những người căm ghét phá đám công việc của đối tượng, hạ thấp uy tín của anh ta bằng nói xấu và tin đồn. Với thời gian, môi trường làm việc trở nên nghẹt thở với nhân viên này, anh ta bị phá hủy (bước bảy).
Ở ngoài đời thì như vậy, còn trên mạng thì sao? Liệu một “phong trào” căm ghét trên mạng có đi theo những bước trên? Tôi muốn kiểm chứng. Và tôi đã có ngay một sự kiện, một cơn siêu bão, để theo dõi tiến trình của nó như John Schafer và Joe Navarro đã vẽ ra: những lùm xùm xảy ra xung quanh người mẫu - ca sĩ Hồ Ngọc Hà mới đây. Tôi đã có dịp kiểm chứng lý thuyết “Bảy bước đi của căm ghét”, tuy quả thật những điều trông thấy khiến tôi kinh hãi.
Wednesday, 9 March 2016
Học đòi Bút tre
Làm thơ tôi
quyết làm thơ
Làm thơ tôi
quyết thơ ra không vần
Không vần bởi
khó hiệp vần
Không vần cũng
bởi chả cần vần đâu
Chỉ ưng ý tứ thật
sâu
Chỉ ưng câu chữ
đượm mầu chất thơ.
**
Làm thơ tôi
quyết làm thơ
Làm thơ đôi lúc
thơ ra cũng vần
Thơ vần bởi
tại tâm thần
Đôi khi lại
thích thật vần mới ưng
Câu này chữ ấy
bỗng dưng
Ý này tứ ấy
đã ưng lại vần.
**
Thế nên nếu
chán chẳng lần
Thì xin bạn mến
mời Trần ...Bút tre.
Chuyện xưa
Nhà em xóm ấy
rìa cuối làng
Dậu thưa mướp
quấn trổ hoa vàng,
Con đường đất
nhỏ bao bờ dậu
Cỏ xanh chừa
lối anh đi về .
Nơi ấy ao làng
trong mát mẻ
Hàng tre rợp
bóng chặn nắng hè
Đồng không nắng
rọi như đổ lửa
Người, trâu tìm chốn tạm nghỉ trưa.
Anh dựa cán
cày ngắm hoa vàng
Áo em nhập
nhòa trong bóng nắng
Tiếng em rộn
cười trong trưa vắng
Túm tóc đuôi
gà cột khăn mùi xoa.
Rồi một ngày
buộc phải đi xa
Chỉ một lời
thôi muốn nhắn nhủ mà,
Sao phận sao
thời cứ lỡ nhịp
Để rồi thời
gian cứ thấm thoát qua.
Xuân ấy cuối
vụ đồng vàng ruộm
Anh về nơi ấy
tìm hoa vàng
Cảnh xưa khác
quá đâu còn thấy
Chẳng thấy
hàng tre , chẳng thấy ao.
Đường lớn, nhà
cao rào bao kín
Ngỡ ngàng sao khéo chọn ngày về?
Dậu thưa mướp
quấn chỉ còn trong kí ức
Thủa ấy xa
rồi, chuyện dĩ vãng ngày xưa.
Sunday, 6 March 2016
NEU confessions # 6705
Viết khi đọc tâm sự của chàng trai trên “NEU Confessions" buồn thương người bạn gái đã mất vì tai nạn trong ngày 8/3 khi đi mua hoa cùng bạn về để bán.
Hôm nay anh lại
thấy nhớ em,
Bên hồ Tây tiết
tháng ba se lạnh
Nơi hai chúng
mình thường hay hò hẹn.
Đêm đã khuya
lắm rồi
Chỉ thấy tiếng
sóng xô bờ oàm oạp thôi.
...
...
Em bỏ anh đi mà
không nói một lời,
Em bỏ anh đi để
bao dự định hai chúng mình lỡ dở
Em bỏ anh khi đã cùng
hẹn ước không bao giờ xa rời.
Đau lắm, tim như
xé, anh không sao thở được.
Anh bàng hoàng,
khóc ngất, uất hận, đắng cay.
Những tháng
ngày dài lê thê u ám,
Hàng đêm ròng
anh thức trắng ngắm hình em
Anh cứ nghe mãi
nghe mãi giọng em chẳng hề chán...
...
Khi anh nhận ra
mình vẫn phải tiếp tục sống,
Anh bỗng sợ... rồi
sẽ quên em.
Anh đã sống,
vượt qua những ám ảnh của ngày ấy,
Con đường đó
nơi em qua lần cuối
vương
đầy máu và hoa,
Em bỏ anh đi khi
tuổi xuân rực rỡ như hoa.
Em bỏ anh đi
vào một ngày tháng ba.
...
...
Mấy thì xuân
qua lòng anh dẫu là dịu lại
Sao vẫn khôn
nguôi thương nhớ em nhiều.
Em ơi, khuya
rồi, hãy ngủ ngon em nhé.
Friday, 4 March 2016
Gai của hoa hồng
Ta
Đi với bụt mặc
áo cà sa
Đi với ma mặc
áo giấy.
Ta biết
Con sâu kia ngụy
trang xanh lẫn vào trong những chiếc lá
Sâu vẫn chỉ là
sâu.
Con bướm kia
khoe đủ sắc màu
Lẫn vào trong
hoa.
Bướm vẫn chỉ
là bướm.
Hoa hồng ở nơi
đâu vẫn chẳng thể lẫn lộn,
Nó bảo vệ
hương sắc của mình bằng những cái gai.
...
Người tốt
thường vô tư không biết tự bảo vệ mình.
Họ cần phải
được học từ hoa hồng ...cách mọc gai.
Subscribe to:
Posts (Atom)